Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Di tích bà Thiên Y a na điểm du lịch hấp dẫn của Lý Sơn


Đến với Lý Sơn, du khách không thể bỏ qua một điểm đến tôn giáo hấp dẫn và thú vị như di tích dinh bà Thiên Y-a-na. Công trình kiến trúc tín ngưỡng này không chỉ là hiện thân của sự giao lưu, dung hòa giữa văn hóa Việt Nam – Chăm Pa mà còn có giá trị đặc biệt về mặt mỹ thuật.


Tọa lạc tại thôn Đông, thuộc xã An Hải của huyện đảo Lý Sơn, dinh bà Thiên Y-a-na là một trong những kiến trúc nghệ thuật tín ngưỡng, tôn giáo nổi bật bậc nhất. Công trình tổng diện tích vào khoảng 150 mét vuông với cửa chính hướng về phương Nam.

Dinh bà Thiên được xây dựng theo lối kiến trúc chữa Tam với ba tòa nhà lớn. Phía trước là tiền đường, ở trung tâm là khu chính điện và tòa nhà phía sau chính là hậu cung. Trong những tòa nhà này, du khách vẫn có thể tìm thấy những bản điên khắc gỗ cổ vô cùng tinh tế và sống động.
Điện thờ bà Thiên Y-a-na (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Du lich Sam Son

Cùng với đó, ta còn phải kể đến rất nhiều bảo vật quý vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn trong khuôn viên dinh thờ như là các câu đối, bảng liên, những bức tượng chế tác từ đá và gỗ. Mỗi cổ vật này đều được các chuyên gia đánh giá cao về tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa.

Dinh bà Thiên Y-a-na thờ vị thần có xuất phát từ truyền thuyết của người Chăm. Những câu chuyện về nữ thần ấy được người dân Việt Nam tiếp nhận và văn hóa thờ phụng bà Thiên Y-a-na cũng được du nhập. Mọi người tin rằng với sự chở che, bảo vệ của bà, họ sẽ có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc.


Những nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa tín ngưỡng ấy, dinh bà Thiên Y-a-na luôn thu hút lượng lớn khách du lịch, tham quan trong nước và quốc tế ghé thăm. Mỗi năm, số du khách đến với di tích này đạt ngưỡng vài chục nghìn người.

Khám phá Lý Sơn vãn cảnh chùa Đục


Nét đẹp văn hóa người Việt được tập trung vào dịp lễ Tết rất nhiều, và mỗi vùng miền lại mang một nét đẹp khác nhau. Đối với người dân ở huyện đảo Lý Sơn, không ai quên đến chùa Đục khấn vái đầu năm mới để cầu mong một năm suôn sẻ, mưa thuận gió hòa.

Sở dĩ chùa Đục được dân đảo Lý Sơn cũng như du khách gần xa tìm đến là nhờ ý nghĩa tâm linh của ngôi chùa hàng trăm năm tọa lạc giữa một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn. Đức Quan Âm ngự tại nơi đây với mục đích phù hộ cho dân làng, đem đến sự bình yên cho hòn đảo ngọc.
Chùa Đục có lịch sử hàng trăm năm tồn tại (Ảnh: Internet)


Dân đảo Lý Sơn quanh năm ra biển đánh bắt hải sản, duy trì sự sống, do vậy đời sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy, họ rất tin vào thần linh, tin những lời nguyện cầu bình an cho người ra khơi, lời nguyện cầu mưa thuận gió hòa chắc chắn sẽ được thần linh nghe thấu.
Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng (Ảnh: Internet)


Nằm ở lưng chừng núi Giếng Tiền như một bức phù điêu điểm tô cho ngọn núi lửa đã ngủ yên từ hàng triệu năm, chùa Đục sở hữu cái tên chính nhờ hình dáng của mình: hàng trăm bậc thang được đục vào đá núi dẫn lối lên ngôi chùa. Các chánh điện và bệ thờ cũng được xây trong lòng đá, ở các hốc, các hang. Do vậy, có thể nói vị trí của chùa Đục vốn dĩ đã hấp dẫn du khách, chưa cần kể đến ý nghĩa tâm linh.
Tượng quan âm ở chùa Đục (Ảnh: Internet)

Thông thường, chỉ có dân địa phương hoặc người lớn tuổi mới thích thú với việc khám phá chùa chiền, lăng tẩm. Chùa Đục ở đảo Lý Sơn lại là trường hợp đặc biệt khi cả những du khách trẻ tuổi cũng đặt mục tiêu đến thăm chùa, vãn cảnh, để được tận mắt nhìn ngắm ngôi chùa lạc giữa chốn tiên bồng.



Chùa Đục còn là một địa điểm ngắm cảnh vô cùng lý tưởng. Từng bãi biển dập dìu xa xa phía trước mặt, những khoanh tỏi xanh rì trước gió, những mái nhà nhỏ bé nhấp nhô trở nên huyền diệu hơn bao giờ hết khi nhìn ngắm ở độ cao này.

Chuyến đi đầu năm đến đảo Lý Sơn là gợi ý tuyệt vời cho bạn để không chỉ ngắm cảnh mà còn thành tâm nguyện cầu cho bản thân, cho gia đình và cho nhân dân huyện đảo Lý Sơn một năm bình yên và thắng lợi.

Xúc động lễ khao lề thế lính Hoàng Sa


“Uống nước nhớ nguồn” – Đạo nghĩa này vẫn được người dân xứ đảo Lý Sơn gìn giữ từ năm này sang năm khác, thông qua lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ khoa lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn. ( Nguồn: Internet )


Nằm ở khu vực đắc địa, từ xưa người dân Lý Sơn đã mặc nhiên nhận nhiệm vụ trấn giữ vùng biển đảo của Tổ quốc trước nguy cơ xâm hại từ nước khác. Ngay từ những năm đầu khi hải đội Hoàng Sa vừa được thành lập, thanh niên đảo Lý Sơn cùng nhau đi tuyển mộ vào làm binh lính. Nghĩa vụ của những người lính lênh đênh đầu sóng ngọn gió này là bảo vệ chủ quyền trên biển của quốc gia, đồng thời kiêm luôn việc khai thác sản vật biển. Việc “thế lính” này được xem là công lao to lớn đối với vận mệnh dân tộc, do đó người dân ở đảo Lý Sơn vô cùng biết ơn những người anh hùng đã hy sinh tuổi trẻ để xả thân cứu nước, trong số đó có không ít người đã bỏ mạng giữa biển khơi. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người con An Vĩnh đã góp công cắm mốc biên giới hải phận, mang về vô số sản vật quý, vậy mà đã không thể quay đầu trở về.
Người dân Lý Sơn thả thuyền giấy ra biển để thể hiện mong muốn duy trì việc ra khơi vì tổ quốc. (Nguồn: Internet)


Hàng năm, cứ vào ngày 18 – 19 – 20 tháng 3 âm lịch, dân đảo Lý Sơn, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cùng hàng trăm du khách tứ xứ lại cùng tham dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại di tích Âm Linh Tự. Trong rất nhiều công đoạn xuyên suốt những ngày lễ, việc thả thuyền giấy ra biển của người dân đã thể hiện mong muốn duy trì việc ra khơi vì tổ quốc, do vậy mới sinh ra cái tên độc đáo của lễ hội.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Các chiến sĩ thuộc hải đội Hoàng Sa năm xưa một đi không trở lại, bỏ xác giữa biển trời, tuyệt nhiên không thể tìm thấy thi thể, do vậy người ta đã làm nên các ngôi mộ gió ven đường biển. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng khuyến khích người dân cùng nhau đắp mộ, dọn cỏ để nơi yên nghỉ tượng trưng của các anh mãi được yên bình.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Ra Lý Sơn tham dự lễ hội đua thuyền Tứ Linh


Đua thuyền có lẽ không phải là một lễ hội xa lạ đối với những mảnh đất gắn bó với biển khơi, sông nước. Tuy nhiên, lễ hội đua thuyền Tứ Linh ở Lý Sơn chắc chắn mang âm hưởng độc đáo của vùng đất hải đội tiền tiêu mà bạn sẽ muốn một lần được trải nghiệm.

Lễ hội đua thuyền Tứ Linh rõ ràng không chỉ đơn thuần mang tính giải trí. Lễ hội này được duy trì từ lâu đời chính vì ý nghĩa to lớn của nó: tưởng nhớ những người đã vì sự nghiệp Tổ quốc mà ngã xuống – các bậc tiền nhân, các đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho những con sóng lớn. Đồng thời, lễ hội cũng như một dịp thường niên để người dân được nguyện cầu cho một năm đầy may mắn, nông ngư phát triển, thuyền to cá lớn, ngư dân được bình an trở về.
Lễ hội đua thuyền Tứ Linh được tổ chức hàng năm vào dịp Tết nguyên đán. ( Nguồn: Internet )


Dân đảo Lý Sơn hàng năm đều háo hức đến những ngày Tết nguyên đán, chính là thời điểm hội đua thuyền đầu xuân diễn ra. Trong thời điểm ý nghĩa ấy, không chỉ có người dân Lý Sơn mà hàng trăm du khách từ khắp nơi đổ về đều một lòng hướng về biển cả, vui xuân mới với các trò chơi sinh hoạt dân gian độc đáo.


Những thí sinh đua thuyền chắc chắn là những vị anh hùng của lễ hội, bởi không phải ai cũng có sức khỏe dẻo dai và độ nhanh trí để xử lý các tình huống xảy ra trên vùng sóng nước. Hoạt động đua thuyền này đã có từ lâu đời. Lễ hội đua thuyền Tứ Linh dưới triều nhà Nguyễn là hình thức tuyển chọn đội quân hùng mạnh cho hải đội Hoàng Sa, có nhiệm vụ khai thác sản vật quý và cắm mốc dựng bia chủ quyền cho dân tộc.
Lễ hội thu hút hàng trăm du khách đến tham dự hàng năm. ( Nguồn: Internet )


Trải qua hàng trăm năm lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo này, dân đảo Lý Sơn vẫn giữ mãi trong mình lòng biết ơn công lao của các bậc tiền nhân đã ngã xuống ngoài khơi xa, đồng thời thành tâm mong cầu bình yên cho nhân dân toàn đảo, mùa màng bội thu, ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió…

Rộn ràng lễ hội cầu mưa trên đảo Lý Sơn


Miếu Thần Nông ở Lý Sơn là nơi chứng kiến lễ cầu mùa hàng năm của dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ đặc sắc này vẫn được lưu truyền, trở thành nét thu hút cho ngành du lịch huyện đảo Lý Sơn.

Người dân ở đâu mà chẳng mong cầu bình yên, cuộc sống êm đềm, mùa màng tươi tốt. Dân đảo Lý Sơn cũng vậy, sống ở vùng biển đảo xa bờ có khí hậu khắc nghiệt và địa hình không quá thuận lợi, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào thiên nhiên, họ khao khát được kiểm soát mùa màng một cách chủ động hơn. Lễ cầu mùa ở Lý Sơn đã ra đời từ mong muốn chính đáng của những người dân chất phác như vậy.
Bàn thờ cúng thần Nông ở Lý Sơn. ( Nguồn: Internet )


Đất ven biển phù hợp phát triển trồng cây nông nghiệp, cộng với đất bazan từ núi lửa trầm tích được người dân lấy về và sắp xếp theo tỷ lệ thích hợp để trồng cây chính là “phép màu” tạo nên những thân hành, củ tỏi đặc biệt, những ruộng dưa hấu hắc mỹ nhân nức tiếng phương xa. Chính vì vậy, thần Nông được dân đảo Lý Sơn sùng tín. Họ xem đây thực sự là người đầu tiên tổ chức lễ Tịch Điền và lễ Hạ Điền, dạy nông dân trồng lúa, chế tạo cày, bừa.

Đình làng An Hải là nơi thờ cúng thần Nông. Bên cạnh đó, còn có miếu Thần Nông xây dựng riêng biệt bên chân núi thuộc khu vực thôn Đồng Hộ, xã An Hải. Xã An Hải chính là xã có lượng cư dân sống bằng nghề nông đông nhất trên huyện đảo.
Đình làng An Hải. ( Nguồn: Internet )


Lễ cầu mùa ở Lý Sơn được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch, theo lệ là ngay trước 1 ngày cúng Thanh Minh ở nghĩa tự. Nghi lễ cúng thần Nông khá cầu kỳ và vẫn được giữ gần như nguyên vẹn sau hàng trăm năm.

Không khí trang nghiêm bao trùm lễ cầu mùa. Các bước lễ túc yết cho đến lễ chánh tế đều diễn ra đầy đủ trong tiếng chiêng trống và nhạc ngũ âm.


Bên cạnh cúng thần ở chánh điện, các bô lão trong lễ cầu mùa còn thực hiện lễ cúng bái các âm hồn, cô hồn ở các ban thờ ngoài trời. Cúng heo hay gà tùy kinh tế gia đình, tuy nhiên lễ vật không thể thiếu bao gồm đèn, nhang, trầu cau, hoa quả, gạo, rượu, muối, vàng mã.

Lễ cầu mùa ở Lý Sơn đã trở thành tín ngưỡng đặc sắc trong văn hóa xứ đảo cho đến tận ngày nay.

Du lịch Lý Sơn viếng lăng thờ cá Ông


Cư dân đảo Lý Sơn sống chủ yếu bằng nghề biển, bởi vậy trong tâm thức mỗi người đều có niềm tin vào cá Ông, loài cá đã không biết bao lần cứu sống ngư dân Lý Sơn khỏi cuồng phong sóng dữ…

Thiên nhiên không chỉ ưu ái cho Lý Sơn một phong cảnh thiên nhiên quá đỗi kỳ ảo mà còn là điều kiện thuận lợi để các loài hải sản quý sinh sôi, phát triển. Cư dân sống trên đảo đến 90% làm nghề biển, từ đi lặn mò ốc xà cừ, câu mực trong đêm, ra khơi bám biển dài ngày, mang cá ra chợ bán, phơi khô, đóng gói, chuyển hải sản lên đất liền đi đến mọi miền Tổ quốc,… Vì thế, nhân dân nơi đây đội ơn biển cả đã mang đến nguồn thực phẩm lớn, là thu nhập chính của gia đình và là điều kiện để toàn đảo được phát triển. Những tháng ngày lênh đênh giữa biển khơi, ngư dân phải đối đầu với bao hiểm nguy không thể lường hết. Người thân ở nhà mong ngóng những đoàn thuyền đánh cá cập bờ sau mỗi chuyến đi xa, không hẳn vì mong một mùa bội thu hải sản mà trên hết, mong ngóng người ra đi được bình an trở về.
Đền thờ Cá Ông trên đảo Lý Sơn. ( Nguồn: Internet )


Không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, cá Ông ngoài đời bằng xương bằng thịt đã cứu ngư dân Lý Sơn rất nhiều lần, điển hình là câu chuyện cá Ông rẽ sóng cứu thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện cùng 11 ngư dân thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh trong cơn bão Chanchu vào năm 2009.
Bộ xương Cá Ông. ( Nguồn: Internet )

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Cá Ông của ngư dân Lý Sơn là cá voi lưng xám, là vị thần Nam Hải sinh ra từ mảnh áo cà sa của Quan âm Bồ tát. Lý Sơn không phải là nơi duy nhất thờ cá Ông nhưng là nơi duy nhất thờ nhiều và long trọng đến vậy. Huyện đảo này có tổng cộng 13 lăng, miếu, đền thờ cá Ông, ngoài ra còn nhiều con cá voi được ngư dân lai bắt từ các ngư trường về chôn cất, hiện chưa cải táng. Trong số 13 lăng miếu, có lăng Tân là nơi ngư dân Lý Sơn đang lưu giữ và thờ tự bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam. Người dân nơi đây còn tôn vinh lăng Tân là lăng Đồng Đình Đại Vương – thờ vị thần có quyền lực lớn nhất trên biển Đông.
Lý Sơn là nơi có nhiều đền thờ Cá Ông và long trọng nhất cả nước. ( Nguồn: Internet )


Diện tích huyện đảo chưa đầy 10km nhưng lại có đến hơn 10 lăng và nhiều bát nhang thờ vọng tại từng hộ gia đình. Cầu mong cho ước muốn ra khơi bắt nhiều cá lớn sẽ luôn là hiện thực, những ngư dân thiện lương của vùng đảo sẽ luôn cập bến an toàn.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Khu du lịch sinh thái Quảng Cư - điểm du lịch nổi bật xứ Thanh


Nằm về hướng Đông Bắc của thị xã Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái Quảng Cư có tổng diện tích lên tới hơn 350 héc ta, là một điểm du lịch nổi bật của xứ Thanh mà bất kỳ du khách nào cũng muốn ghé thăm.

Khu du lịch sinh thái Quảng Cư bao gồm một bãi tắm đẹp nối với bờ biển Sầm Sơn, cùng với đó là hệ thống các đầm phá nuôi trồng thủy, hải sản. Đặt chân tới nơi đây, du khách sẽ được sống trong không gian thiên nhiên trong lành, gần gũi đồng thời trải nghiệm rất nhiều những loại hình du lịch thú vị như câu cá, bắt tôm, bơi thuyền, tham quan danh lam thắng cảnh, tìm hiểu làng nghề truyền thống của địa phương hay khám phá các nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Cảnh sắc nên thơ của khu sinh thái (Ảnh: Internet)

Hoạt động được các du khách ưa thích là đi dạo trên bãi biển, chạm chân trần vào nền cát trắng mịn, tắm mình trong ánh nắng rực rỡ và đưa mắt nhìn xa xăm, ngắm nhìn những hàng cây xanh, những đợt sóng cuộn trào. Vui thú hơn, chúng ta có thể lặn ngụp giữa làn nước biển trong vắt, thỏa sức vùng vẫy giữa biển trời rộng lớn hay tinh nghịch đón từng con sóng, lướt vi vu trên những tấm ván trượt.
Du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Hả hê với giờ phút vui chơi sảng khoái, du khách sẽ cảm thấy khá đói bụng, đây là lúc các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản, vô cùng tươi ngon và chế biến ngay tại chỗ. Ở Quảng Cư, không có gì sẵn hơn là hải sản vì vậy, bạn có thể tha hồ thưởng thức hương vị ngọt tươi, thanh mát xen lẫn chút mặn mòi của biển. Chi phí cho một bữa ăn tại đây tương đối rẻ, du khách có thể ăn tới no mà không hề tốn kém.

Nghỉ lại tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư, du khách có rất nhiều chọn lựa hấp dẫn, nào là nhà sàn, nào là lán, lều trại, nhà lá, bungalow,… Mỗi lựa chọn lại có những ưu điểm riêng nhưng tựu chung thì đều mang tới cảm giác dân dã, bình dị và gần gũi cho du khách mà vẫn đầy đủ tiện nghi.

Ngoài tour du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm, GSV Travel vẫn còn rất nhiều tour du lịch hấp dẫn và khuyến mãi đang chờ đón bạn khám phá:

Vẻ đẹp sống động của động Từ Thức


Động Từ Thức từ lâu đã được du khách du lịch Sam Son biết tới với vẻ đẹp sống động và độc đáo của những măng đá muôn hình vạn trạng. Ẩn giấu bên trong địa danh du lịch hấp dẫn này còn là sự tích về chàng Từ Thức hết sức ly kỳ và độc đáo. Hãy cùng GSV Travel tìm hiểu về câu chuyện này nhé.

Người xưa kể lại rằng, Từ Thức là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, quê ở làng Cẩm La, Tống Sơn (ngày nay thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa). Từ Thức vốn chăm chỉ học hành lại thông minh sáng dạ, chàng lên kinh đi thi và đỗ đạt giải cao. Sau đó, chàng được Vua giao cho chức trách làm tri phủ của huyên Tiên Du, Bắc Ninh. Từ Thức thương dân như con, thanh liêm, chính trực, rất được lòng dân chúng.
Vẻ đẹp của động Từ Thức (Ảnh: Internet)

Một lần, khi đang dự lễ hội trong chùa, chàng bắt gặp cảnh một cô gái trẻ trung, xinh đẹp bị nhà chùa giữ lại vì đã nhỡ tay làm gãy cành hoa mẫu đơn. Cảm thương cho người con gái ấy, Từ Thức đã lột áo gấm để giúp nàng chuộc lỗi rồi cáo biệt.

Năm tháng qua đi, Từ Thức cảm thấy chán ghét danh lợi mà cáo quan về quê. Từ ấy, chàng sống cuộc sống tự do tự tại, ngao du sơn thủy. Cho đến ngày kia, khi chàng tới vùng biển Thần Phù, Nga Sơn thì phát hiện có một hòn đảo rất đẹp, chàng bèn chèo thuyền ra đó. Trước cảnh vật xinh đẹp của trời đất, Từ Thức tức cảnh sinh tình mà khắc một bài thơ lên đá, bỗng nhiên, vách đá nứt ra, tạo thành một cửa hang rộng.
Cảnh sắc độc đáo bên trong động (Ảnh: Internet)

Chàng bước vào hang thì gặp hai cô gái rất xinh đẹp, lễ phép mời chàng đi vào bên trong. Cảnh sắc trong hang rất đẹp, tựa như ở chốn bồng lai tiên cảnh. Đang mải miết ngắm nhìn cảnh sắc thì trước mắt chàng hiện ra một bà tiên mặc áo trắng. Từ Thức chưa hết kinh ngạc thì bà tiên đã hiền hậu chuyện trò, nói cho chàng biết nơi chàng đang ở là một trong 36 động Tiên. Bà tiên cảm ơn chàng vì đã cứu giúp con gái của bà trong dịp lễ hội và kết duyên cho hai người.

Từ Thức và con gái Giáng Tiên của bà trở thành vợ chồng và chung sống hạnh phúc. Nơi tiên giới, cuộc sống êm đềm, viên mãn nhưng Từ Thức khôn nguôi nhớ quê hương. Chàng liền nói với vợ, thuyết phục nàng để chàng trở về. Khuyên ngăn chồng không được, Giáng Tiên đành phải để Từ Thức cưỡi mây quay lại hạ giới. Nhưng khi trở về, chàng không còn thấy cảnh cũ, người xưa đâu nữa, hỏi ra thì mới biết mọi sự đều đã đổi khác vì một ngày trên trời bằng cả một năm dưới hạ giới.

Khi ấy, chàng muốn trở lại tiên giới nhưng xe mây đã không còn nữa. Mở tay nải mà vợ chàng chuẩn bị cho, Từ Thức phát hiện có một bức thư, nội dung thư nói rằng duyên phận của hai người đã không còn và chàng không thể quay về. Từ đó, chàng bỏ đi biệt tích.

Về sau, nơi chàng gặp tiên nữ được người dân gọi là động Từ Thức. Động Từ Thức vẫn giữ những nét đẹp không đổi cho tới ngày nay, khi vào động, du khách đều cảm thấy ngỡ ngàng với trăm nghìn hình thù kỳ lạ, độc đáo của những nhũ đá.

Ngoài tour du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa hiện GSV Travel cũng đang có rất nhiều tour du lịch hấp dẫn: Tour du lich Phu Quoc gia re

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

6 điểm bạn nhất định phải đến khi du lịch Sầm Sơn


Đến với bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa, du khách không những được tắm biển, thưởng thức hải sản, mà còn được tham quan những thắng cảnh địa phương rất thu hút. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1, Đền Độc Cước:

Điểm tham quan nằm ngay bãi A khu du lịch Sầm Sơn. Đền Độc Cước là ngôi đền linh thiêng trên hòn Cổ Gỉa của núi Trường Lệ. Nơi đây thờ vị thần dũng cảm, tự xẻ đôi mình để dẹp loại thủy quái, bảo về dân chài theo truyền thuyết. Du khách sẽ leo bộ theo những bậc thang để lên tới Đền Độc Cước. Đứng trên hành lang của ngôi đền, bạn có thể quan sát toàn bộ khu vực trung tâm biển Sầm Sơn. Những cơn gió biển mát lộng cùng không gian trong lành chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thật thư thái.


2, Chùa Cô Tiên:

Chùa Cô Tiên là danh thắng nổi tiếng tiếp theo du khách không thể bỏ lỡ. Chùa nằm ở phía Nam núi Trường Lệ, xung quanh thoáng đãng, có thể ngắm biển và cánh rừng thông trên núi. Người dân Sầm Sơn dựng lên ngôi chùa để thờ phụng người con gái hành nghề thuốc cứu nhân độ thế, chữa trị bệnh cho mọi người. Mỗi dịp đầu xuân, ngày lễ, chùa Cô Tiên thường đông đúc du khách lui tới hành hương bái lễ.


3, Hòn Trống Mái

Nằm trên quãng đường di chuyển từ Đền Độc Cước lên chùa Cô Tiên, Hòn Trống Mái cũng rất thu hút du khách đến với Sầm Sơn.Chỉ cần men theo con đường uốn lượn trên sương núi Trường Lệ, bạn sẽ bắt gặp điểm tham quan giữa đường. 2 tảng đá hình thù độc đáo với ý nghĩa tượng trung cho tình yêu chung thuy. Con đường đi tới rừng thông phía đối diện có khá nhiều hàng quán cho bạn nghỉ chân, mua quà vặt,..


4, Núi Trường Lệ

Dãy núi nằm phía Nam biển Sầm Sơn với rừng thông xanh vi vu mát rượi, khí hậu trong lành khác biệt. Dọc đường lên núi Trường Lệ quy tụ những thắng cảnh nổi tiếng và đẹp nhất Sầm Sơn. Lượn quanh khám phá đường núi, du khách không hề lo nóng bức bởi những hàng cây đã phỉ kín mặt đường, rất mát mẻ.


5, Đền Hoàng Minh Tự

Còn có tên gọi là Đền Đệ Tam. Đền Hoàng Minh Tự nằm giữa khu nhà dân, nơi thờ phụng người anh hùng không màng danh lợi, dốc hết sức mình cho sự nghiệp của dân tộc. Đền được xây theo hình chuô vồ với 3 cung chính là hậu cung, trung đường và tiền đường. Đền Hoàng Minh Tự đại diện cho công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa và nghệ thuật độc đáo, cần được gìn giữ bảo tồn. Ghé qua miền đất Thanh Hóa, du khách không thể bỏ qua điểm đến hấp dẫn và ấn tượng này.

Ngoài tour du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm, GSV vẫn còn rất nhiều tour du lịch hấp dẫn đang chờ bạn khám phá trong mùa hè này: 

Ngọt mát gỏi nhệch Nga Sơn


Vị dai dai ngọt mát lạ miệng của gỏi cá được gói trong chiếc lá sung chan chát, khiến món gỏi cá nhệch Nga Sơn trở nên nức tiếng, ai ai cũng phải thử khi đến thăm vùng đất Thanh Hóa. Không chỉ vậy, món ăn này còn có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Cá nhệch là loại cá rất khó bắt. Dân chài Thanh Hóa phải lặn lội tìm kiếm ở đáy vùng đầm phá ven bờ, ruộng lúa, cửa sông mới có thể tìm thấy loại cá này. Mình cá rất trơn, có độ nhây, do đó dân chài phải đóng đáy cửa biển hoặc sử dụng xiên cá ba răng to để đâm mới mong bắt được cá nhệch. Khi bắt cá cũng phải rất dứt khoát, vì cá nhệch đặc biệt khỏe và hung dữ.
Gỏi cá nhệch thơm ngon, hấp dẫn. ( Nguồn: Internet )

Cá nhệch sống được trong cả môi trường nước ngọt và nước lợ nên cá nhệch có vị rất thơm ngon. Người dân vùng Nga Sơn đã sử dụng loại cá này để chế biến nên món gỏi cá nhệch làm rạng danh quê hương Thanh Hóa. Làm gỏi cá không khó nhưng đòi hỏi người đầu bếp phải thao tác rất nhanh để tránh tình trạng khiến cá có mùi tanh. Người ta làm sạch nhớt cá nhệch bằng tro hoặc nước vôi loãng, sau đó bỏ ruột, đầu, đuôi, lọc riêng xương và thịt sao cho xương không găm vào gây mắc xương khi ăn. Sử dụng phần thịt thái lát rất mỏng, bóp với nước cốt chanh tươi, vắt cho thật ráo rồi cho vào tô tẩm ướp gia vị, trộn nhanh với thính làm từ gạo nếp rang vàng. Phần gỏi có cảm giác giòn tan nhờ phần da cá được rán giòn, mang cuộn cùng.
Cá nhệch thái mỏng được trộn với thính. ( Nguồn: Internet )

Chẻo nhệch chính là điểm nhấn độc đáo cho món gỏi cá nhệch Nga Sơn. Là phần xương cá giã nhuyễn, chưng cùng mẻ chua và các gia vị đặc trưng vùng biển, chẻo được dùng thay thế cho mắm tôm, nước mắm khi ăn cùng gỏi cá. Một bát chẻo thơm ngon đậm đà có màu đỏ sậm, quánh đặc, nổi chút váng mỡ, mùi thơm nồng đượm.
Gỏi cá nhệch thường ăn cùng lá sung, lá chanh, rau húng, bạc hà, tía tô. ( Nguồn: Internet )

Người ta ăn gỏi cá nhệch với lá sung, lá chanh, rau húng, bạc hà, tía tô, riêng ở Nga Sơn còn ăn với lá rau má và dấp cá tươi mọc trong vườn nhà. Đủ loại rau lá như vậy có tác dụng làm nổi bật thêm vị ngon của gỏi, vừa là vị thuốc để cân bằng tính hàn của cá nhệch.

Mỗi một miếng gỏi cá nhệch cuốn vào lá theo hình phễu sau khi cho vào miệng sẽ khiến thực khách không khỏi xuýt xoa. Chút nước chẻo đậm đà cộng với hành khô, sừng, ớt rắc lên trên khiến món ăn này làm say lòng du khách. Ngồi lai rai gỏi cá nhệch bên bờ biển Sầm Sơn, nhấp chút rượu cay nồng, tình bằng hữu thêm phần thắm đượm.

Một mùa hè sôi động đang đón chờ bạn khám phá: 

Hương vị đặc biệt của chiếc bánh răng bừa xứ Thanh


Cũng được gói trong lá chuối xanh như nhiều loại bánh quê, bánh răng bừa lại có hương vị riêng biệt khiến du khách du lich Sam Son đi đâu xa cũng nhớ.

Sở dĩ có tên là bánh răng bừa bởi vì loại bánh này có hình dáng thon dài, khá giống chiếc răng bừa vốn là nông cụ quen thuộc của những người nông dân xứ Thanh. Cái tên giản dị ấy cũng vô cùng phù hợp với hương vị của bánh: chân chất, thôn quê mà ghi dấu đậm đà.
Bánh răng bừa xứ Thanh. ( Nguồn: Internet )

Nói đâu xa, những ngày trời trở gió như bây giờ, lắm lúc lại nghe một người con xứ Thanh xa quê la oai oái rằng nhớ da diết món bánh răng bừa của mẹ. Sẽ không khó hiểu đâu nếu bạn đã được thưởng thức thứ bánh ngon lành ấy suốt cả tuổi thơ, để mỗi lúc nhớ về nó lại có nghĩa là nhớ về một quá khứ tươi đẹp. Những cỗ bàn trong đám hỏi, đám cưới, lễ Tết ở xứ Thanh cũng chẳng bao giờ thiếu vắng loại bánh này.

Nguồn gốc của bánh răng bừa xuất phát từ làng Trung Lập, xã Trung Lập, huyện Thọ Xuân. Vua Lê Hoàn năm xưa từng có lần thân chinh xuống đồng cày ruộng nhân lễ hội đầu năm, dân làng đã sử dụng thứ gạo ngon nhất trên mảnh đất đó để làm ra món bánh răng bừa thú vị dâng vua.
Bánh răng bừa được goi bằng lá chuối xanh rì. ( Nguồn: Internet )

Bánh răng bừa còn được gọi là bánh tẻ, bởi vì nó được làm từ gạo tẻ. Xay nhuyễn thứ gạo thơm nhất, ngon ngọt nhất . Quan trọng nhất là khâu chọn gạo tẻ, bởi phải đảm bảo làm sao cho bột bánh khi hoàn thiện không quá dẻo hay quá khô. Những người phụ nữ ngồi quấy nồi bột thật đều tay để bột được mịn, không bị vón cục, đến bao giờ quánh đặc mới để nguội bớt rồi gói trong lá chuối. Thịt được chọn làm nhân cũng phải là thịt ba chỉ để không bị xác, có thêm hương vị beo béo kích thích vị giác người thưởng thức. Quệt ít bột tẻ lên lớp lá chuối xanh, bỏ thêm ít thịt, mộc nhĩ, hành khô, gói lá cho thật khéo. Tất cả chỗ bánh gói được, mang luộc độ nửa tiếng là có thể ăn.
Chiếc bánh mang đậm hương vị lúa đồng Thanh Hóa. ( Nguồn: Internet )

Bánh tẻ ăn nóng hay nguội đều ngon, và cái thơm dịu dàng của lá chuối hột càng khiến cho món ăn thêm phần khác biệt. Bát nước mắm chanh ớt để bên, ăn một miếng lại chấm một miếng, giữa mùa đông thấy sao thật ấm. Chỉ 15.000 đồng một chục bánh thôi mà như mua được cả hương vị lúa đồng Thanh Hóa.

Ngoài tour du lịch Sầm Sơn thì hiện nay vẫn còn rất nhiều tour du lịch hấp dẫn đang chờ đón bạn khám phá: tour du lịch Đà Lạt hay du lịch Cửa Lò