Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Đền bạch mã - Ngôi đền linh thiêng nhất đất Thanh Chương


Hằng năm, cứ vào ngày 28/3 (tức 9/2 năm Ất Mùi) lễ hội Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An) lại chính thức được tổ chức, thu hút đông đảo du khách du lịch Nghệ An đến tham dự.

Đông đảo người dân tham gia lễ rước


Các thanh niên trai tráng nhất được chọn để rước kiệu Thánh

Sau khi tổ chức lễ khai mạc là phần hội, tổ chức thi đấu các môn bóng đá, bóng chuyền, vật cù, đẩy gậy, đập niêu đất, chọi gà, cờ thẻ, sinh hoạt câu lạc bộ thơ, bình thơ và trưng bày các bộ tranh lưu động.

Buổi chiều cùng ngày, cán bộ và nhân dân xã Võ Liệt đã tổ chức lễ rước ngai thần Phan Đà từ đền về Phủ Ngoại nơi thờ cúng cha mẹ ông. Khi đoàn rước đi qua các thôn đều được nghênh tiếp trang nghiêm và làm lễ bái tạ...



Các hoạt động văn hóa lễ hội diễn ra rất hào hứng

Lịch sử và truyền thuyết về Đền Bạch Mã

Tục ngữ Nghệ Tĩnh có câu: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đây là 4 ngôi đền mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này. 

Đền Bạch Mã (tên chữ gọi là “Bạch Mã Từ”) được xây dựng từ thời Lê để thờ Phan Đà (thần Bạch Mã) - vị tướng tài đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh.

Những lúc xung trận, Phan Đà thường mặc áo giáp trắng, cưỡi ngựa trắng, nên khi ông mất, Lê Lợi đã phong cho ông là “Đô Thiên Đại Đế Bạch Mã Thượng Đẳng Thần” và sức cho nhân dân trong xã lập đền thờ nơi Phan Đà đã trút hơi thở cuối cùng để đời đời cúng tế. Vì vậy, nhân dân thường gọi là Đền Bạch Mã. 

Đền Bạch Mã nằm ở thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ lúc khởi dựng đến nay đền vẫn nằm vị trí cũ. Tên gọi địa danh có thay đổi qua các thời kỳ lịch sử như sau: 

- Vào thời Hậu Lê, đền nằm ở hương Võ Liệt, tổng Võ Liệt, huyện Thổ Du, sau đó đổi thành huyện Thanh Giang nhưng vì húy tên chúa Trịnh Giang nên được đổi thành huyện Thanh Chương, phủ Đức Quang. 

- Thời Nguyễn: năm Minh Mạng thứ 7 (1926), phủ Đức Quang được đổi tên thành phủ Anh Đô. 

- Sau Cách mạng tháng Tám, xã Võ Liệt tách ra thành 3 xã: Thanh Tân, Thanh Long và Thanh Minh, đền Bạch Mã thuộc xã Thanh Tân. Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh sát nhập thành Nghệ Tĩnh, xã Thanh Minh và Thanh Tân hợp lại thành xã Kim Bảng, về sau đổi thành xã Võ Liệt. 

- Từ năm 1991 đến nay, đền Bạch Mã tọa lạc tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Đền Bạch Mã nằm cách thành phố Vinh khoảng 45km về phía Tây. Du khách du lịch Cửa Lò có thể đến thăm di tích này theo đường bộ và đường thủy. 

Theo truyền thuyết dân gian và thần phả còn lưu lại ở Đền thì Phan Đà sinh vào những năm đầu thế kỷ XV ở thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du (nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Ông sớm mồ côi cha mẹ và được một người làm nghề rèn ở Võ Liệt đùm bọc, cưu mang. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng với bản tính cương trực, chịu khó, thông minh. Ông được các trai làng Võ Liệt nể phục về tài cưỡi ngựa, múa gươm, phóng lao, bắn cung. 

Năm 1481, Lê Lợi đứng lên dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn – Thanh Hóa. Sau nhiều lần quyết chiến với giặc, nghĩa quân Lam Sơn tạm thời lui về chọn Nghệ An làm căn cứ để tập hợp lực lượng, chờ thời cơ giải phóng đất nước. Làng quê Võ Liệt vốn êm ả thanh bình, nay nằm gần Trà Long, Lam Thành nên thường xuyên bị giặc quấy phá. Trước cảnh nước mất nhà tan, Phan Đà đã cùng các trai làng trốn lên núi rèn đúc vũ khí, bí mật cất giấu lương thực, ngày đêm ôn luyện võ nghệ chờ ngày nổi dậy. Với sự mưu trí, lòng dũng cảm, Phan Đà cùng nghĩa quân làm cho giặc nhiều phen hoang mang, khiếp sợ.

Nghĩa quân Lam Sơn ngày càng lớn mạnh, mở rộng địa bàn hoạt động khắp các vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Phan Đà đã mang toàn bộ đội nghĩa binh gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Thấy được trí thông minh, nhanh nhẹn của ông, Lê Lợi thường giao cho ông nhiệm vụ đi đầu trong việc móc nối liên lạc, dò la tin tức của kẻ địch hoặc cản phá quân giặc khi bị tiến công. Phan Đà đã lập được nhiều chiến công vang dội như: tìm cách xâm nhập vào thành Nghệ An thuyết phục võ quan Mai Trọng Nghĩa bỏ hàng ngũ của giặc về giúp sức cho nghĩa quân Lam Sơn. 

Cùng với chiến công tiêu diệt giặc ở Truông Trẩy làm nức lòng nhân dân và nghĩa quân đang sục sôi khí thế căm thù, Phan Đà đã được Lê Lợi nhiều lần ban thưởng và giao cho trấn giữ thành Lục Niên. Với chủ trương dựa vào thành lũy không bằng dựa vào lòng dân, Phan Đà đã tập hợp những người có kinh nghiệm, giỏi cày cấy, tản về các vùng khai sơn phá thạch để tự túc quân lương không làm phiền nhiễu và bắt các làng đóng góp quá sức. Với những chính sách đúng đắn, hợp lòng dân nên Phan Đà được quân lính và nhân dân hết lòng ủng hộ, tôn kính. Khi lực lượng lớn mạnh, nắm chắc tình hình, Phan Đà đã trực tiếp chỉ huy nghĩa quân triệt phá các đồn lũy nhỏ của giặc ở các châu, huyện, lỵ để cắt đứt chỗ dựa của giặc ở Lam Thành…

Trong một lần cải trang sang sông nắm tình hình của giặc, Phan Đà ghé vào buổi hát hội do dân làng tổ chức thì bị lộ. Một mình ông tả xung hữu đột với quân thù và bị chém trọng thương. Biết chủ mình lâm nạn, con ngựa chiến trung thành lồng lộn, hý vang trời phá vòng vây bơi qua sông trở về căn cứ. Về đến căn cứ thì Phan Đà tắt thở. Nghĩa quân và nhân dân đã mang di hài ông về quê an táng với lòng tiếc thương vô hạn. 

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao to lớn của Phan Đà đã sắc phong cho ông làm “ Đô thiên đại đế Bạch Mã Thưởng đẳng phúc thần”, đồng thời cấp tiền, giao cho quan sở tại xây dựng ngôi đền bề thế, tổ chức cúng tế hàng năm để tưởng nhớ ông. Theo sử cũ và truyền thuyết kể rằng từ khi hy sinh linh hồn của dũng tướng Phan Đà đã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân qua khỏi thiên tai, dịch bệnh và còn phù hộ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù. 

Năm Quang Thuận thứ 6 (1465), vua Lê Thánh Tông trên đường đi chinh phục phương Nam đã đến thăm đền Bạch Mã và làm lễ kỳ đảo ở đây. Sau khi thắng trân trở về, nhà vua đã sai cấp thêm đồ tế phẩm và người thờ tự cho đền. 

Năm Cảnh Hưng thứ 3 (1770), Quận công Bùi Thế Đạt đem quân đánh giặc tại Trấn Ninh cũng đến Đền kỳ đảo, sau khi thắng lớn, ông đã tâu với vua gia phong cho đền là “Thượng đẳng tối linh mỹ từ” nghĩa là ngôi đền linh thiêng nhất. 

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, du lich Sam Son, đền Bạch Mã đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét