Văn hoá tâm linh ngày xuân được xem là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Á Đông. Xuân về trên đất quê Thanh du khách du lịch Thanh Hóa thập phương thường hành hương về vùng đất cổ Hậu Lộc - một điểm đến thật xứng với tên gọi “Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt” bởi nơi đây đã từng được con người khai phá ghi danh một nền văn hoá - văn hoá Hoa Lộc, một vùng đất mang nhiều dấu ấn của các đế vương thông qua những “ngôi Chùa làng” nổi tiếng; cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là quê hương của nhiều tướng sĩ, chí sĩ yêu nước như: Phạm Bành, Đinh Trương Dương, Lê Hữu Lập, Mẹ Tơm…
Đền Bà Triệu(ảnh Trọng Thắng)
Khu di tích lịch sử văn hoá đền Bà Triệu
Theo quốc lộ 1A từ thành phố Thanh Hoá ra phía Bắc 14km là du khách đến với Đền Bà Triệu (núi Gai, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc) - nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Trinh Nương mà nhân dân quen gọi là Bà Triệu. Với diện tích 3,83 ha được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, cảnh quan đăng đối, không gian yên tĩnh.
Qua cổng là du khách du lịch biển Hải Tiến sẽ gặp một hồ sen in bóng hai hàng cây cổ thụ, du khách cảm giác bình an, nhẹ bước như đang dạo trong công viên mà ở đó chỉ thấy màu xanh của cây lá, âm thanh của tiếng chim ca. Tuy nhiên, nếu du khách lựa chọn đi vào màu xuân hay chính hội thì không gian đền lại trở nên nhộn nhịp, tấp nập với nhiều màu sắc, âm thanh khiến khu đền bỗng trở nên gần gũi, thân quen biết nhường nào với những người dân trong vùng mà vẫn giữ được sự trang nghiêm, thành kính. Du khách đi tiếp qua cổng nội là đến tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung nơi khách thập phương đến dâng hương, hành lễ.
Nằm trong quần thể khu di tích đền Bà Triệu còn có lăng Bà Triệu được xây trên đỉnh núi Tùng và đình làng Phú Điền có niên đại từ thế kỷ 17. Quần thể này đã khẳng định giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta, như lời nhắn nhủ nhớ về cội nguồn truyền thống. Là một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia khu đền Bà Triệu đã và đang trở thành điểm đến thu hút du khách gần xa.
Du khách hành hương về đền Bà Triệu
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Được biết đến là một ngôi chùa cổ xây dựng từ thời Lý thuộc thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh mang vẻ đẹp cổ kính, tôn nghiêm là điểm đến du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn của du khách gần xa mỗi dịp tết đến xuân về.
Sử cũ còn ghi chép: Nơi đây xưa kia là trị sở của quận Cửu Chân gần 400 trăm năm suốt thời Lý, Trần. Qua các triều đại, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một thiền viện có danh tiếng ở Ái Châu. Chùa vừa mang vẻ đẹp của nghệ thuật kiến trúc, vừa giàu chất nghệ thuật văn chương như tấm bia thời Lý còn lại ở chùa đã khắc: “…Nơi nhà uốn như trĩ bay xoè cánh, đầu cột chạm trổ như Phượng múa Lân chầu…”. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý của thời Lý mà các di tích cùng thời không có như: Hàng rồng chạm trên đá là phần còn lại của cây tháp lớn, những đầu rồng và phượng bằng gốm rất lớn, trên Tam bảo còn 3 bệ đá hoa sen được trang trí cầu kỳ với các làn sóng dưới chân. Trong chùa còn nhiều tượng gỗ rất quý đặc biệt là 3 pho tượng quan âm được tạc vào thế kỷ 17. Những đồ thờ trong chùa như bàn, ngai, khám, ỷ đã có suốt trong các thế kỷ 17, 18, 19 và chuông của chùa được đúc vào thời Gia Long 11(1812). Trải qua biến động của lịch sử chùa bị thu hẹp so với trước, đến nay chùa đã được tu bổ và tôn tạo để thêm phần khang trang, vững chãi nhưng vẫn giữ những đường nét chạm khắc xưa cũ như: Gác chuông, trung đường, toà tiền đường tám mái với các cột xà lim, cửa lim…
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh không chỉ là nơi để các tăng ni, phật tư thể hiện tấm lòng thành kính lễ Phật mà còn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đến đây du khách không những được chiêm ngưỡng những di sản nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, quý giá; vẻ đẹp cổ kính, khang trang mà du khách còn cảm nhận được sự thanh tịnh, bình an, từ bi, bác ái, hướng tâm cửa Phật. Lễ hội truyền thống chùa Sùng nghiêm Diên thánh được tổ chức từ ngày 8-10/2 âm lịch. Với những giá trị lịch sử, văn hoá quý giá đó, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1990.
Chùa Sùng Nghiêm
Hồ sen và cây cầu dẫn vào đền Sùng Nghiêm
Chùa Vích ( Bích Tiên tự)
Nằm trên địa phận xã Hải Lộc, ngôi chùa làng này còn được biết đến với tên gọi là Bích Tiên tự. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 15 đến nay vẫn còn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ, là nơi người dân miền biển sùng tín, gửi gắm ước nguyện cho những chuyến ra khơi vào lộng bình an, thuậm buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều tôm cá.
Bích Tiên tự là chốn thanh tịnh nên cảnh quan như rừng cây thơm ngọt ban nhiều quả phúc. Bên cạnh chùa còn có phủ thờ “Quỳnh Nga công chúa” người đã có công xây dựng chùa. Chùa kiến trúc theo hình chữ công (I) mái cong lợp ngói mũi hài có hoa văn. Trong chùa hiện còn 27 pho tượng cổ, tạo tác mang nhiều nét dân gian, sống động; hai tấm bia đá thời Lê với những hoạ tiết, hoa văn sắc sảo; trước chùa có trụ đá đề bài thơ “ Thiên đài trụ”, chuông đồng nặng một tấn. Chùa còn nhiều hiện vật cổ: sắc phong, câu đối, đồ thờ cổ…
Chùa Vích còn là một di tích cách mạng, nơi liên lạc của nhiều chí sĩ yêu nước, nhiều cuộc họp bí mật của Đảng được tổ chức tại chùa. Năm 2009, chùa Vích đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Chùa Ngọc Đới
Chùa còn có tên gọi khác là chùa Cách toạ lạc trên địa phận xã Tuy Lộc. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử chùa Ngọc Đới vẫn tự hào mang trong mình vẻ đẹp cổ kính, một quy mô bề thế, uy nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng nổi tiếng một vùng.
Đến đây du khách sẽ được nghe lịch sử hình thành đầy hấp dẫn của ngôi chùa cổ này: Cuối thế kỷ 13 trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (năm 1285) trong một trận chiến đấu giữa quân ta và giặc tại vùng đất này, Vua Trần Nhân Tông đi thị sát mặt trận để động viên tướng sĩ. Vua muốn dừng chân dâng hương cầu cho quốc thái dân an nhưng để ý quanh vùng không thấy có ngôi chùa nào. Vua liền lấy đai Ngọc giao cho hào trưởng trong vùng xây dựng cho nhân dân một ngôi chùa để tín ngưỡng. Khi ngôi chùa xây dựng xong, quan dâng sớ tâu lên nhà Vua và được sắc phong tên là chùa Đai Ngọc. Năm 1886, chùa bị giặc Pháp đốt và được xây dựng lại vào năm 1892 ở vị trí mới cao hơn với thế đất “long chầu hổ phục”, kiến trúc hình chữ Đinh. Chùa Ngọc Đới nổi tiếng với 32 pho tượng cổ: 1 pho tượng đồng và 31 pho tượng gỗ, khu vườn tháp gồm 3 ngôi bảo tháp được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn nhiều hiện vật quý như: Đại tự, câu đối, long ngai, kiệu, 4 tấm bia khắc bằng chữ Hán… Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa còn được tôn lên bởi vườn cây cổ thụ đặc biệt cây thông cao 25m. Bên cạnh không gian trầm mặc, thanh tịnh của cõi Phật khuôn viên chùa trở nên sinh động với hồ sen bán nguyệt khiến du khách như đắm mình vào chốn cực lạc.
Chùa Ngọc Đới không chỉ là nơi du khách du lich Sam Son gần xa thể hiện tấm lòng thành kính lễ Phật mà còn là điểm di tích lịch sử hấp dẫn bởi ngôi chùa này là nơi hậu cứ của khởi nghĩa Ba Đình, là địa điểm chiêu mộ binh lính, luyện tập binh sĩ và là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa (trước năm1945). Với ý nghĩa to lớn, chùa đã đón nhận “Bằng có công với nước” năm 2001 và vinh dự hơn được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét