Với giá trị về đa dạng sinh học, đa dạng bản sắc văn hoá, miền Tây Nghệ An được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới. Đây được xem là một dấu mốc trong thành quả của công tác quản lý bảo vệ rừng, môi trường, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc của người dân địa phương và các cơ quan chức năng. Để tiếp tục bảo tồn và phát huy tiềm năng, lợi thế của Khu DTSQ, nhiều giải pháp đang được quan tâm du lịch Nghệ An triển khai thực hiện…
Nằm trên địa bàn 9 huyện miền núi (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn, Thanh Chương) với tổng diện tích 1,3 triệu ha, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là khu DTSQ có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Thuê xe Nghệ An cùng thuê xe Cửa Lò thêm thuê xe Tp Vinh.
Sa mu dầu - cây di sản hàng trăm năm tuổi ở Vườn Quốc gia Pù Mát.
Theo số liệu điều tra, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là khu vực bảo tồn có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài đặc hữu được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Hiện có 2.500 loài thực vật bậc cao, hơn 1.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm như: sao la, mang lớn, bò tót, hổ, báo, sa mu, pơ mu, lim, sến, táu, dổi… là nơi giao thoa của hệ thống động, thực vật Nam và Bắc Trường Sơn trong những cánh rừng nguyên sinh có độ cao từ 1000 - 2.000m. Bên cạnh đó, việc gần như toàn bộ hệ sinh thái rừng tại Khu DTSQ còn được gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn với độ che phủ gần 80% là cơ hội cho việc tiến hành các nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Tháng 10/2010, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã chứng nhận cây sa mu dầu hàng trăm năm tuổi thuộc Vườn Quốc gia Pù Mát có chiều cao khoảng 70 mét, chu vi 23,7m và đường kính 5,5m là “Cây di sản Việt Nam” cần được bảo tồn. Cùng với giá trị nổi bật về tính đa dạng sinh học, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An còn có giá trị đặc biệt về bản sắc văn hoá các dân tộc mà tiêu biểu là nơi đây có hơn 1 triệu người của 7 dân tộc, tộc người sinh sống. Trong đó dân tộc Ơ Đu có dân số ít nhất trong 54 dân tộc anh em và chỉ có ở Nghệ An, đang đứng trước nguy cơ mất ngôn ngữ, hiện chỉ còn 2 người biết tiếng mẹ đẻ đều đã già yếu; các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú có bề dày truyền thống văn hoá đặc sắc lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công, ẩm thực, trang phục, kiến trúc nhà ở. Sự hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên và con người không chỉ tạo nên một không gian văn hoá hấp dẫn của vùng Bắc Trường Sơn mà đang đặt ra trách nhiệm lớn lao cho cấp uỷ, chính quyền và ngành chuyên môn phải làm sao thực hiện tốt 3 chức năng của khu DTSQ là: Bảo tồn tính đa dạng, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ và duy trì truyền thống văn hoá, nghiên cứu, giám sát và giáo dục môi trường phục vụ khách du lịch Cửa Lò.
Đây là điều mà các cấp, các ngành, cũng như lãnh đạo tỉnh hết sức trăn trở và đã có những quyết định hết sức sáng suốt. Đó là sau khi được tổ chức UNESCO công nhận miền Tây Nghệ An là Khu DTSQ thế giới, ngành Lâm nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, đưa các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu bảo tồn và lực lượng kiểm lâm đi vào hoạt động tích cực, hiệu quả. Nhờ đó các khu rừng đặc dụng, phòng hộ cơ bản được bảo vệ phát triển tốt. Các cấp, các ngành liên quan cũng đã triển khai các chương trình, đề án khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội Hang Bua (Quỳ Châu), Đền Chín gian (Quế Phong), Đền Vạn - Cửa Rào (Tương Dương), làng Vạc (Thái Hoà); các làn điệu dân ca, dân vũ, chữ Thái; phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái tại xã Chi Khê, Yên Khê, Môn Sơn (Con Cuông). Đặc biệt cuối năm 2013, UBND tỉnh đã thành lập Ban Quản lý dưới sự phụ trách trực tiếp của một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và sự tham gia của các sở, ban, ngành: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường, Văn hoá - Thể thao & Du lịch, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Lâm nghiệp Nghệ An, UBND 9 huyện miền Tây, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt và Vườn Quốc gia Pù Mát.
Sự ra đời của Ban Quản lý đã tạo tiền đề để khâu nối, tổ chức các hoạt động phát huy tiềm năng, lợi thế và các giá trị của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Tuy mới 1 năm vào cuộc, trong điều kiện các thành viên đều kiêm nhiệm, chưa được trang bị phương tiện làm việc, song nhờ có phân công nhiệm vụ và cơ chế làm việc chụ thể, Ban đã xây dựng triển khai thực hiện được một số kết quả quan trọng như: Thành lập và đưa tổ thư ký đi vào hoạt động, xác định 6 nội dung trọng tâm mang tính chiến lược cần tập trung bao gồm: Xây dựng tài liệu truyền thông, giáo dục môi trường cho các đối tượng; tổ chức quảng bá, xây dựng cơ sở dữ liệu về Khu DTSQ; đề án khai thác và phát huy lợi thế nhất là chiến lược phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, văn hoá tại Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
Thi Khắc luống tại Lễ hội Hang Bua năm 2014.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí và thời gian, đến nay, Ban Quản lý mới thực hiện được một phần kế hoạch. Cụ thể đã phối hợp với Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức các chuyên đề, bài viết tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của Khu DTSQ; xây dựng trang thông điện tử với tên miền: sinhquyennghean.vn. Đồng thời, Tổ Thư ký đã khâu nối, đề xuất các nhiệm vụ khoa học qua ủy ban MAB Việt Nam, trong đó có “Đề tài nghiên cứu bảo tồn sâm Puxailaileng” kết hợp với bảo tồn thiên nhiên Việt Nam tiến hành 3 đợt khảo sát hiện trường thu mẫu phân tích AND. Bước đầu đã xác định được 2 loài thuộc chi Panax cần bảo tồn; Dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám (GIS) và gắn chíp theo dõi phục vụ công tác bảo tồn quần thể voi tại Khu DTSQ miền Tây Nghệ An” và “Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) trong việc quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu tại các Khu DTSQ thế giới Việt Nam hiện nay”; khâu nối với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào kế hoạch “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc Khu DTSQ” theo Quyết định số 2355, ngày 4/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2020; xây dựng hồ sơ và kêu gọi đầu tư dự án “Bảo tồn & phát triển Khu DTSQ miền Tây Nghệ An”, thuộc danh mục “Dự án trọng điểm Quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ tại Nghệ An.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tiềm năng, lợi thế của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, Ban Quản lý dự án đã có văn bản đề xuất Nhà nước cần có văn bản mang tính pháp quy, quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động cho các Ban Quản lý Khu DTSQ; xây dựng kênh quảng bá thương hiệu, thu hút đầu tư các khu dự trữ sinh quyển. Bên cạnh đó Ban Quản lý đã vạch ra một số nội dung hoạt động năm 2015 mà trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động thông tin, quảng bá tuyên truyền, hình ảnh, tiềm năng lợi thế; thu hút các dự án bảo tồn, dự án đầu tư phát triển cho các huyện miền Tây Nghệ An.
Về lâu dài, theo ông Đặng Xuân Minh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Tổ trưởng Tổ Thư ký khẳng định: “Khu dự trữ cần hướng tới kênh thông tin tuyên truyền về công tác bảo tồn và phát triển các giá trị bảo tồn các nét đặc sắc văn hóa, chỉ dẫn địa lý các giá trị di sản, các tua và điểm du lịch văn hóa - sinh thái; kênh thu hút đầu tư các chương trình, dự án liên quan đến Khu DTSQ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên & môi trường, văn hóa, đa dạng sinh học và chính sách pháp luật; xây dựng quỹ bảo tồn và phát triển lấy nguồn ngoài ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ các nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, các mô hình bền vững ở miền Tây; xây dựng danh sách đề xuất gắn nhãn mác thương hiệu địa phương…”.
Tuy nhiên khó khăn mà Ban Quản lý đang phải nỗ lực vượt qua là nguồn vốn phục vụ cho hoạt động du lich Sam Son điều phối, triển khai chương trình kế hoạch năm 2015 vẫn hết sức eo hẹp. Nếu không được sự quan tâm hỗ trợ thêm, hoạt động Khu DTSQ khó tạo được bước đột phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét