Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Trẩy hội ngày xuân xứ Thanh

Mùa xuân - khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, đâm chồi nảy lộc, lòng người hân hoan cũng là lúc tiếng trống hội xuân rộn rã trên các miền quê xứ Thanh gọi mời, hướng lòng du khách du lịch Thanh Hóa về những mái chùa, ngôi đền, sân đình tưng bừng với những nghi thức tôn nghiêm nhằm cầu mong một năm mới quốc thịnh dân an, mùa màng tươi tốt và bình yên trong cuộc sống.

LỄ HỘI PHỦ NA (NHƯ THANH)


Phủ Na thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Phủ có nhiều đền miếu thờ nhiên thần và nhân thần, nhưng nổi bật bao trùm lên tất cả là thờ mẫu: mẫu Thượng Ngàn, Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh. Hằng năm, vào mùa Xuân bắt đầu từ ngày mùng 1-16 tháng 2 và mùng 1-16 tháng 8 (âm lịch) đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương ở khắp nơi lại trở về vừa để thắp hương tưởng nhớ những người có công, đồng thời mong muốn cầu may cầu mát, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh, gia đình khoẻ mạnh. Trong lễ hội, các nghi thức cúng tế mang đặc điểm tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện đậm nét. Bên cạnh hoạt động tế lễ, các hoạt động văn hoá văn nghệ, trò chơi trò diễn dân gian cũng được địa phương tổ chức góp phần làm sinh động cho lễ hội.

LỄ HỘI CHÙA TIÊN (NGA SƠN)


Chùa Tiên toạ lạc tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, lễ hội diễn ra từ ngày14-16/03 âm lịch hàng năm. Mùa xuân, chùa khai hội chính vào ngày rằm tháng ba. Lễ hội là dịp để du khách du lịch biển Hải Tiến thập phương hướng tâm về cửa Phật, hoài niệm cầu khấn những điều tốt lành. Trẩy hội chùa Tiên ngoài lễ Phật, du khách có thể thăm quan, thưởng ngoạn “cõi bồng lai tiên cảnh”, được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy bí ẩn của miền quê cổ tích Nga Sơn vốn đã gắn liền với những câu chuyện huyền thoạinhư: “Từ Thức gặp tiên”, “non nước Thần Phù”, “sự tích Mai Am Tiên” hay mua “Chiếu cói” vật phẩm nổi tiếng được dùng để cung tiến triều đình xưa… để thấy được sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên xứ Thanh.

“cõi bồng lai tiên cảnh”, được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy bí ẩn của miền quê cổ tích Nga Sơn vốn đã gắn liền với những câu chuyện huyền thoại như: “Từ Thức gặp tiên”, “non nước Thần Phù”, “sự tích Mai Am Tiên” hay mua “Chiếu cói” vật phẩm nổi tiếng được dùng để cung tiến triều đình xưa… để thấy được sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên xứ Thanh.

LỄ HỘI ĐỀN SÒNG (BỈM SƠN)


Đền Sòng là một trong những nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người Việt Nam từ xa xưa. Đền Sòng được xem là một trong hai thánh đường lớn thờ đạo mẫu của cả nước. Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26/2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 được xem là ngày chính kỵ - ngày Thánh Mẫu hạ giới. Với mong muốn một năm mới được ban những điều tốt đẹp, may mắn khắp nơi đổ về đền Sòng trẩy hội. Lễ hội diễn ra nhiều cuộc tế lễ đặc biệt là lễ Rước bóng Mẫu, cô Ba, cô Chín và những giá đồng với tiếng hát văn trầm bổng, sâu lắng để lại nhiều ấn tượng cho khách du lich Sam Son hành hương. Lễ hội còn thu hút du khách với nhiều phần hội hấp dẫn như: hát tuồng, hát chèo, trống quân, hát xẩm, ca trù, thi đấu vật, kéo co, đánh võ, đánh cờ và chọi gà... Đền Sòng đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá tiêu biểu phản ánh niềm tin và khát vọng của những nhân dân vào những giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc.

LỄ HỘI QUANG TRUNG (TĨNH GIA)


Lễ hội đền Quang Trung (làng Du Xuyên, xã Hải Thanh) là lễ hội cổ truyền có quy mô lớn nhất huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá.Hằng năm, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 5 - 7 Tết âm lịch để tri ân công đức người anh hùng áo vải cờ đào và các vị thần linh của Ngài cùng các tướng lĩnh, cầu mong các vị thần phù hộ cho quốc thái dân an. Đồng thời đây cũng là dịp vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng nhân dân trong vùng và khách thập phương. Trong lễ hội đền Quang Trung xa xưa còn diễn ra trò chơi kéo chữ Thiên hạ thái bình, trò chơi đu, đấu vật, cờ tướng, đua thuyền trên sông Lạch Bạng. Ngày nay, vì nhiều lý do, trò kéo chữ không còn, thay vào đó là các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao vui tươi, sôi động cả một vùng sông nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét