Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Cầu kỳ bát bánh đa cua Hải Phòng


Anh Phí Quang Đoan, chủ quán Linh Linh trên đường Văn Cao (quận Hải An) cho biết, nhiều nơi ở Hải Phòng làm bánh đa nguyên liệu của món này , nhưng ngon nhất phải kể đến bánh đa Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân), chợ Hỗ (huyện An Dương) và thôn Lạng Côn, (xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy). Ở đây, người ta làm bánh đa bằng gạo ngon, ngâm nước vài tiếng rồi cho vào cối xay nhuyễn, cho nước vừa đủ để bột sánh mịn, dẻo mềm.Xay xong bột, nếu làm bánh đa trắng thì tiếp tục các công đoạn về sau, còn nếu muốn làm bánh đa có màu vàng da bò, người ta cho vào bột gạo loại bột quả gấc chín hoặc đường phèn được thắng vàng. Sau đó, bột gạo được tráng mỏng đều lên khuôn, đem hấp chín rồi trải ra phên tre phơi khô vừa đủ rồi thái thành sợi to, nhỏ khác nhau. Còn cua dùng để nấu là cua đồng chuyên sống ở tự nhiên trong các ao đầm, bờ ruộng chứ không phải cua biển hoặc được nuôi. Cua đồng được bửa vỏ, bỏ hoi, bỏ yếm. Gạch chưng với hành khô lấy màu. Phần thân cua, sau khi rửa sạch, giã bằng cối đá rồi lọc nhiều lần để bỏ vỏ. Để nước dùng ngọt hơn, nhiều người còn ninh nước xương ống lợn, để nguội rồi cho vào nồi nước lọc cua. Bắc nồi nước cua lên bếp, đun lửa liu riu cho gạch cua đóng lại thành mảng không bị vỡ.

Tùy sở thích và túi tiền của khách tour du lịch, khi làm bát bánh đa cua, người bán thêm hoặc bớt các loại gia vị ăn kèm. Bát bánh đa cua nhất định phải có món rau. Có thể dùng nhiều loại rau nhưng phổ biến nhất vẫn là rau muống cộng nhỏ, trắng, lá nhỏ. Đầu tiên, người bán hàng chần qua bánh đa với lượng vừa đủ rồi bỏ vào bát. các tour du lịch Cát Bà giá tốt Tiếp đó là rau muống, hành hoa, rau nhút đã được chần chín và gạch cua, hành khô chiên vàng. Cuối cùng là chan nước dùng nóng hổi. Nếu thích ăn bánh đa cua thập cẩm, còn có tôm khô, thịt lợn xào mộc nhĩ, chả thịt lợn bọc lá lốt, chả cá. Gia vị ăn kèm gồm có ớt tươi cắt miếng, hạt tiêu bắc, dấm tỏi, tương ớt, chanh quả cắt miếng hoặc quất. Đặc biệt là đĩa rau sống: ngoài rau muống chẻ nhỏ, rau thơm, nhất định phải có hoa chuối hoặc thân cây chuối hột thái mỏng.

Buổi sáng mùa đông lạnh giá, ăn bát canh bánh đa cua nóng hổi với màu sắc đẹp mắt hương vị thơm ngào ngạt, thực khách như được tiếp thêm cả năng lượng khởi động một ngày làm việc mới.

Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Ông Hoàng Tuấn Anh, giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hải Phòng) cho biết, ẩm thực là một nét độc đáo mang đặc trưng của vùng miền gắn liền với văn hóa và tính cách con người. Khách du lịch đến Hải Phòng rất thích thú bởi có nhiều món ăn ngon, trong đó có bánh đa cua. Thực tế, thương hiệu bánh đa cua Hải Phòng nổi tiếng trên toàn quốc và quốc tế, nhưng khi đến thành phố Cảng, hơi khó tìm ăn bát bánh đa ưng ý. Mặc dù nhiều nơi bán bánh đa cua nhưng mạnh ai người đó làm, mỗi người có một cách chế biến. Chỉ cần có địa điểm và thích kinh doanh, có thể mở quán bán bánh đa cua mà ít người quan tâm đến việc chế biến thế nào cho chuẩn, ngon. Hơn nữa, một số quán bán bánh đa cua ngon thường chỉ bán vào những thời điểm nhất định như buổi sáng, buổi trưa hoặc chiều, tối. Nếu đến “lệch giờ”, thực khách đành đi ăn quán khác hoặc món khác .

Để giữ gìn và phát huy thương hiệu bánh đa cua Hải Phòng, cả người bán lẫn người ăn đều cần phải có ý thức. Người bán nên cẩn trọng từ khâu chọn nguyên liệu và quy trình chế biến. Theo quy luật đào thải của thị trường, giá rẻ chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, còn về lâu dài, người ăn sẽ không chấp nhận mà “tẩy chay”. Về phía các cơ quan chức năng, nên thường xuyên cập nhật để đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng và những cuốn cẩm nang du lịch về nơi bán bánh đa cua ngon, giờ bán, giá cả… Đặc biệt trong Năm du lịch quốc gia 2013 mà Hải Phòng là thành phố đăng cai, rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế sẽ đến với thành phố Cảng. Mời bạn du lịch Vân Đồn thưởng thức bát bánh đa cua ngon không những thể hiện cái tình của người vùng biển mà còn là cơ hội không thể tốt hơn để quảng bá thương hiệu “Bánh đa cua Hải Phòng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét