Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Vãn cảnh ngôi chùa cổ nhất Bình Định


Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự - một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.

Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra.



Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông.

Năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”.



Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện.

Đứng từ cổng chùa, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Bước chân ra khỏi chùa, nhiều du khách sẽ thấy lòng thanh thản và bỗng thấy cõi nhân gian thật hữu tình.



Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá thâm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương.

Khám phá khu di tích lịch sử Thác Dẫng


Khu di tích lịch sử Thác Dẫng nằm bên bờ trái sông Phó Đáy, thuộc thôn Lập Binh, xã Bình Yên (Sơn Dương). Nơi đây, trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là địa điểm đóng trụ sở Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ.

Theo tài liệu được lưu giữ tại Bảo tàng Tân Trào - ATK, giữa năm 1948, Văn phòng Chủ tịch phủ chuyển từ thôn Cả (Hồng Thái), xã Tân Trào về xóm Thác Dẫng, xã Phượng Liễn, nay là thôn Lập Binh, xã Bình Yên. Đây là một khu đồi thấp và tương đối bằng phẳng, khuất dưới tán cổ thụ; xa đường cái lớn, nằm ngay bên bờ sông Phó Đáy, vì vậy bảo đảm được các yêu cầu bí mật, an toàn. Lập Binh còn nối liền với Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, những xã có phong trào cách mạng phát triển mạnh nên vừa tiện đường đi lại, liên lạc với các cơ quan Trung ương trong vùng an toàn khu; đồng thời chỉ cách lán Hang Bòng hơn 500m đường chim bay, nơi Bác Hồ ở và làm việc. Dù trong thời kỳ này, do yêu cầu của công việc cơ quan phải di chuyển tới một vài địa điểm khác, nhưng đây là địa điểm ở lâu nhất của Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuối năm 1953, do điều kiện lãnh đạo kháng chiến, Bác Hồ và Trung ương Đảng di chuyển lên Kim Quan thì Văn phòng cũng được chuyển theo.



Khu Văn phòng Chủ tịch phủ ban đầu có bí danh là Trung đội 555, có thời kỳ gọi là Ban thông tin Tháng Tám, sau đổi thành Ban Kiểm lâm 13. Khi đồng chí Phạm Văn Đồng được Hội đồng Chính phủ cử giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thì hợp nhất Văn phòng Chủ tịch phủ với Văn phòng Hội đồng Quốc phòng tối cao (Tiểu đội Thanh Sơn) thành Văn phòng Thủ tướng phủ (bí danh là Ban Kiểm tra 12). Thời gian ở Lập Binh, Văn phòng có nhiều bộ phận: phòng bí thư, phòng nghiên cứu, phòng thư ký Hội đồng Chính phủ, hành chính, thống kê, mật mã, y tế, giao tế, vô tuyến, các ban huấn học, kinh tế. Năm 1949, còn có 3 văn phòng đóng tại đây, là Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, Văn phòng của đồng chí Phạm Văn Đồng và Văn phòng của Ban Thanh tra Chính phủ. Từ năm 1950, cuộc kháng chiến của dân tộc ta giành nhiều thắng lợi trên mọi mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, vì vậy đại bản doanh của Chính phủ được củng cố và mở rộng qui mô hơn. Thời điểm đông nhất số lượng cán bộ lên đến gần 100 người. Nhà ở tuy chỉ được làm bằng những vật liệu sẵn có trong vùng: tre, nứa, gỗ, lá, nhưng chắc chắn, khang trang. Tại đây đã diễn ra những phiên họp quan trọng của Hội đồng Chính phủ, Đảng đoàn, các kỳ họp của Trung ương... đề ra những kế hoạch cụ thể, những bước đi phù hợp với từng giai đoạn mang tính quyết định đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt, nơi đây còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tiếp các đoàn khách quốc tế như đồng chí Xu-va-nu-vông; La Quí Ba, Trưởng đoàn cố vấn chính trị của Trung Quốc; Lê-ô-phi-ghe, đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Pháp... Tháng 7 năm 1951, đồng chí Hồ Tùng Mậu, Trưởng ban Thanh tra Chính phủ hy sinh trên đường đi công tác, truy điệu đồng chí tại Lập Binh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc điếu văn, trong đó có đoạn: ".Mất chú, đồng bào mất đi một người lãnh đạo tận tụy, Chính phủ mất một người cán bộ lão luyện. Đoàn thể mất một đồng chí trung thành, và tôi mất đi một người anh em chí thiết. Mấy nguồn thương tiếc cộng lại trong một lòng tôi".

Khu di tích lịch sử Lập Binh hiện nay đang được phục dựng. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Việt Thanh cho biết, nhằm phục hồi, bảo tồn khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, UBND tỉnh đã quyết định phục dựng toàn bộ Khu di tích tại địa điểm cũ, qui hoạch (ban đầu) với tổng diện tích là 8,268 ha (hiện nay được điều chỉnh còn 7,422 ha). Các di tích được phục dựng gồm: Hội trường Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ; Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng; Nhà làm việc của cán bộ Văn phòng; Nhà khách quốc tế; đặt bia tổng thể Khu di tích và 12 bia ghi dấu sự kiện và các công trình phụ trợ; hệ thống đường nội bộ và trồng cây xanh để tạo cảnh quan như những ngày kháng chiến.



Đến tháng 8 này, đã có 5 công trình được hoàn thành gồm: Hội trường; Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng; Nhà làm việc của cán bộ Văn phòng; Nhà khách quốc tế và kè bờ sông Phó Đáy. Những công trình này được thiết kế, xây dựng với kích thước và kiểu dáng đúng như lịch sử. Trừ dui, mè và mái lá, các vật liệu khác để dựng nhà và bàn, ghế bên trong đều bằng bêtông giả tre như di tích gốc để bảo đảm độ bền. Tuy nhiên, việc xây dựng chưa bảo đảm tiến độ. Khi khởi công (lần 2) ngày 3-7-2008, thời gian thi công được ấn định là 200 ngày phải hoàn thành và bàn giao. Nhưng đến nay, ngoài 5 công trình như đã kể trên, còn rất nhiều hạng mục khác vẫn chưa được thi công.

Ông Nguyễn Sỹ Hùng, đại diện Công ty cổ phần Xây dựng công trình văn hóa (trụ sở tại Hà Nội - đơn vị thi công) cho biết, nguyên nhân chính là do không có mặt bằng xây dựng, nên hiện phải cho công nhân và cán bộ kỹ thuật nghỉ. Tìm hiểu vấn đề này được biết, trong qui hoạch có 40 hộ gia đình có quyền lợi liên quan: nhà, ruộng, hoa màu,... trong đó 18 hộ phải di chuyển. Dù các hộ gia đình này đã nhận tiền đền bù từ tháng 1-2008, nhưng không di dời để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công vì chưa được bố trí địa điểm tái định cư. Các hộ dân cũng khiếu nại giá tiền đền bù thấp và kiểm kê thiếu hoa màu trên đất nên chưa di dời.



Tại cuộc làm việc ngày 10-8, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Văn Chiến đã nghiêm khắc phê bình những thiếu sót của các cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời ra chủ trương tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, chậm nhất ngày 30-10 huyện Sơn Dương phải hoàn thành việc giải phóng mặt bằng; đến 30-12-2009, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải hoàn thành việc xây dựng công trình.

Di tích Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Tuyên Quang có ý nghĩa lớn với công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc; ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau. Sớm hoàn thành việc phục dựng khu di tích lịch sử Thác Dẫng không chỉ là phục hồi bảo tồn một di tích lịch sử cách mạng mà còn là đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân với các thế hệ đi trước; đồng thời đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân cả nước khi về tham quan quần thể di tích cách mạng Tân Trào - ATK. Bên cạnh đó, khi công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng căn cứ cách mạng này.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Lễ hội hoa đỗ quyên ở công viên Hwangmaesan



Lễ hội hoa đỗ quyên ở công viên Hwangmaesan là một trong ba lễ hội hoa đỗ quyên nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch Hàn Quốc. 

Thời gian: từ 05.01.2016 ~ 05.22.2016 

Địa chỉ: Hwangmaesan-ro, Hapcheon-gun, Gyeongsangnam-do

Giới thiệu về lễ hội hoa đỗ quyên ở công viên Hwangmaesan


Ngọn núi Hwangmaesan có vị trí ở Hapcheon, tỉnh Gyeongnam với độ cao 1108m gồm có 3 đỉnh là Habong, Jungbong và Sangbong. Cứ mỗi độ cuối xuân, xung quanh các đỉnh núi xuất hiện hàng nghìn khóm đỗ quyên nở rộ tô điểm sắc màu rục rỡ cho khắp cả vùng.

Hoa đỗ quyên nhuộm tím ngon núi Hwangmaesan


Lễ hội hoa đỗ quyên ở công viên Hwangmaesan được tổ chức hàng năm vào tháng 5 tại công viên Hwangmaesan. Lễ hội bắt đầu từ năm 1997 với sự nỗ lực của những người dân địa phương nhằm bảo tồn những cánh đồng hoa đỗ quyên này. Vào năm 2012 ngọn núi đã được trang tin tức du lịch của CNN xếp vào danh sách 50 địa điểm đẹp nên đến ở Hàn Quốc. Ngoài ra, ngọn núi Hwangmaesan cũng xuất hiện trong nhiều bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng như tình huynh đệ, tử chiến ở làng Dongmakgol, nữ hoàng Seok Duk, mã y và mặt nạ cô dâu. Chính bởi khung cảnh lãng mạn, của sắc tím bạt ngàn bao phủ khắp các quả đồi khiến cho núi Hwangmaesan trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách đi tour du lịch Hàn Quốc. 

Các chương trình diễn ra trong lễ hội hoa đỗ quyên

Trong lễ hội hoa đỗ quyên diễn ra các nghi lễ đặc biệt và các trò chơi dân gian được tổ chức. Ngoài ra, du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của sắc hoa đỗ quyên mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn địa phương và mua các món đồ lưu niệm đặc biệt ở đây. 


Thời gian tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên vào lúc 11 giờ ngày 7/5/2016

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Giới hạn độ tuổi: Mở cửa đón tất cả các khách du lịch ở những độ tuổi khác nhau

Phương tiện di chuyển đến lễ hội hoa đỗ quyên

Đi xe bus: từ điểm cuối xe bus Nambu của Seoul, bắt xe bus đến điểm cuối Hapcheon. Tại điểm cuối Hapcheon bắt xe bus nhảy đến Deokman. Xe bus có sẵn vào các khung giờ: 7:30, 10:10, 12:30, 13:20, 14:20, 15:40, 18:10 và hành trình mất khoảng 40 phút)

Miến trộn Japchae món ngon khó cưỡng


Xứ sở Kim Chi nổi tiếng với những món cơm trộn, gimbap hay tobokki cay cay ngọt ngọt sẽ hợp khẩu vị của từng người. Nhưng có một món ăn khiến mọi người dân Hàn Quốc và mọi du khách đều yêu thích khi lần đầu nếm thử, đó chính là món miến trộn Japchae nổi tiếng 

Nếu bạn ưa thích ẩm thực của xứ sở Kim chi nhưng còn e ngại vì các món ăn quá cay. Vậy thì món miến trộn Japchae này chắc chắn bạn không nên bỏ qua trong chuyến đi du lịch Hàn Quốc sắp tới của mình, Hãy cùng GSV Travel thưởng thức món ăn lạ miệng và bổ dưỡng này nhé.

Món miến trộn Japchae truyền thống hấp dẫn mọi khách du lịch
Miến Japchae với nguyên liệu chính là các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm) và thịt (thường là thịt bò). Người Hàn Quốc dùng dầu mè (dầu vừng) để xào. Gia vị chính là xì dầu và ớt cùng hạt vừng. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội tùy theo sở thích. Đặc biệt món ăn này không hề có vị quá cay nên vị rất ngon. Chính vì vậy, nó đã trở thành một trong những món ăn ngon khó cưỡng của ẩm thực Hàn Quốc.

Japchae là miến trộn gần giống với miến trộn ở Việt Nam nhưng bản thân món miến trộn xứ kim chi vẫn có vài thành phần đặc trưng tạo nên nét riêng biệt. Vì vậy, miến Japchae thường có màu nâu nhạt từ dầu mè, kết hợp rất đẹp mắt hài hòa với sắc đỏ của cà rốt, nâu đậm của nấm hương và nâu đỏ của thịt bò. Món ăn ngon Hàn Quốc này đã trở thành một bức tranh nghệ thuật của sắc màu mà nhìn thôi đã muốn ăn ngay và luôn rồi.

Nguyên liệu chính từ các loại rau củ quá đơn giản
Thực chất miến trộn Japchae là món ăn truyền thống của Triều Tiên (Bắc Hàn), dâng lên nhà vua từ thời xa xưa nhưng qua thời gian miến xào cũng đã ăn sâu vào đời sống của người dân Nam Hàn. Một quy luật đơn giản không thể chối cãi, là sự phân cách về địa lý hay chính trị cũng không thể ảnh hưởng đến sức lan tỏa của ẩm thực tới khắp vùng miền.

Ngày nay, mỳ lạnh Japchae đã trở thành món ăn truyền thống đặc biệt tiếp đãi khách của tất cả các gia đình xứ Hàn. Tuy nguyên liệu rất đơn giản nhưng đầu bếp vẫn phải tốn khá nhiều công sức và tâm huyết trong việc chế biến nên món miến trộn Japcha này sao cho hấp dẫn bạn bè khách đi du lịch Hàn Quốc từ khắp thế giới. 


Thông thường trong những chuyến du hí Hàn Quốc, du khách thường biết đến ẩm thực Hàn Quốc qua món kim chi cay xè thơm nồng hoặc bánh gạo nóng hổi, nhưng thực chất ẩm thực Hàn Quốc không chỉ ở các món ăn ấm bụng ngày đông mà còn nằm trong những bát mì lạnh thanh mát khi hè về. Với màu sắc rực rỡ tươi vui, hương vị thanh nhã dễ ăn, mì lạnh đã góp phần không nhỏ trong việc xua tan cái nắng hè oi ả trên xứ sở kim chi, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho những món ngon Hàn Quốc.

Du lịch Hàn Quốc tham dự lễ hội cánh đồng lúa ở Gimje


Lễ hội cánh đồng lúa là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc được tổ chức nhằm tôn vinh văn hoá nông nghiệp của Hàn Quốc. Lễ hội cũng là cách để Hàn Quốc quảng bá hình ảnh du lịch và nền kinh tế của khu vực. Cùng GSV Travel tìm hiểu và khám phá về lễ hội độc đáo này. 

Xem thêm: Du lich Sam Son

Lễ hội cánh đồng lúa được tổ chức vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm. Lễ hội đầu tiên được tổ chức ở Byeokgolje Reservor vào năm 1999, nơi đây được coi là trái tim nông nghiệp của vùng Honam. Lễ hội cánh đồng được tổ chức với mục đích nhằm tôn vinh tầm quan trọng của văn hoá nông nghiệp Hàn Quốc cái mà trở thành nền tảng của quốc gia, với chủ đề của bầu trời và mặt đất gặp nhau ở đường chân trời. Các hoạt động của lễ hội còn nhằm mục đích quảng bá hình ảnh du lịch cho nền kinh tế ở đây. Trong lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động bùng nổ và các chương trình kích cầu có sẵn để thu hút khách du lịch đến tham gia. 

Lễ hội cánh đồng lúa là một hoạt động quảng bá du lịch 
Byeokgolje là cơ sở thuỷ lợi lớn nhất thế giới được xây dựng khoảng 1700 năm trước được bao bọc bởi thành phố Gimje. Nhờ có kênh Byeokgolje, diện tích Gimje được giữ lại, trở thành nơi ra đời của nghề trồng lúa nước Hàn Quốc và hình thành văn hoá nông nghiệp. Trong thời kì Baekje, nơi đây được gọi là một làng lúa. Cái tên gọi này xuất phát từ thực tế rằng khu vực này là nơi đầu tiên để trồng lúa. Chính vì vậy, nơi đây trở thành nơi thường xuyên diễn ra lễ hội truyền thống Hàn Quốc. 

Thả diều là một trong những hoạt động của lễ hội 

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội cánh đồng lúa Gimje, du khách trong và người nước có thể tham gia các chương trình trình khác nhau để cảm nhận được nền văn hoá nông nghiệp Hàn Quốc ở Byeokgolje. Khách tham quan ở mọi lứa tuổi có thể dễ dàng tham gia các chương trình giáo dục, chương trình truyền cảm hứng và thưởng thức với chủ đề của cánh đồng rộng mênh mông tới tận chân trời. Ngoài ra, sự kiện còn tổ chức các hoạt động thả diều, tham gia vào các công việc của nhà nông, bắt châu chấu, làm các đồ thủ công mỹ nghệ, thi nấu cơm và rất nhiều hoạt động khác hấp dẫn khách du lịch.

Du khách sẽ được trải nghiệm thực tế các công việc của nghề nông

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Phương tiện di chuyển đến lễ hội:

Đi bằng tàu: Du khách lên tàu tốc hành đến trạm Gimje. Sau đó từ trạm, bắt tiếp xe bus tuyến ngắn để đến địa điểm diễn ra lễ hội. (Lịch trình tuyến xe bus ngắn từ 07:30 – 22:30).

Đi bằng xe bus: Du khách lên xe bus nhanh đến trạm xe bus Gimje. Sau đó bắt tiếp tuyến xe bus ngắn để đến địa điểm diễn ra lễ hội (Lịch trình tuyến xe bus ngắn từ 08:00 – 22:00).

Du khách đang có kế hoạch đi tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ sắp tới không thể bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội cánh đồng lúa độc đáo này. Đây là dịp để du khách trải nghiệm và tìm hiểu về nền văn hoá nông nghiệp xứ sở kim chi.

Khám phá lễ hội nhân sâm truyền thống của Hàn Quốc


Nhắc đến du lịch Hàn Quốc người ta thường nhớ tới nhân sâm, kim chi. Nhân sâm Hàn Quốc là một trong những dược liệu quý hiếm và hàng năm tại Geumsan thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến tham dự lễ hôi nhân sâm độc đáo ở đây. 

Với sự ưu đãi của thiên nhiên, Hàn Quốc cũng là một trong số những nước trồng được nhân sâm với khí hậu lí tưởng: mưa nhiều và hè và mùa đông không lạnh lắm. Tuy nhiên không phải vùng nào của Hàn Quốc cũng có thể trồng được nhân sâm. Theo kinh nghiệm của những người đi du lịch Hàn Quốc thì tỉnh Geumsan nổi tiếng là thủ phủ của nhân sâm. Nơi đây có khí hậu thoáng mát quanh năm là địa điểm lý tưởng để nhân sâm phát triển. Chính vì vậy, vùng này nắm giữ 80% thị trường sâm của Hàn Quốc. Nhân sâm là một dược liệu quý có tác dụng tăng cường trí nhớ, chống lão hoá, ngăn ngừa ung thư và kích thích việc hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể… Các nhà khoa học cũng đã chứng minh lượng saponin trong nhân sâm Hàn Quốc cao gấp đôi so với những loại nhân sâm trồng ở các vùng khác. 

Lượng saponin chiếm tỉ lệ cao trong nhân sâm Hàn Quốc 
Tại vùng Geumsan có tới hơn một nghìn cửa hàng buôn bán nhân sâm và các loại thảo dược khác. Nhân sâm trồng ở vùng Geumsan không chỉ có lượng saponin cao mà còn có ngoại hình rất bắt mắt với hình dạng giống người. Chính vì vậy, du khách có kinh nghiệm đi du lịch Hàn Quốc đều đến tỉnh Geumsan để mua sâm vì nơi đây có giá luôn rẻ hơn 20% so với các vùng khác. Các cửa hàng ở đây mở bán vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 hàng tháng nên vào những ngày nà nơi đây tập trung rất nhiều người đến mua sắm. 

Nhằm trưng bày, giới thiệu các loại nhân sâm nên cứ vào dịp mùa thu hàng năm, những người nông dân ở tỉnh Geumsan lại tổ chức lễ hội nhân sâm. Lễ hội độc đáo này thu hút được đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Tại lễ hội trưng bày hầu hết các sản phẩm từ nhân sâm Hàn Quốc. Đây là cơ hội cho du khách giao lưu và tìm hiểu về các loại nhân sâm. Ngoài ra, du khách còn có dịp trải nghiệm những phương pháp điều trị sức khoẻ tốt nhất, cũng như cách sử dụng sao cho phát huy tốt nhất công dụng của các loại nhân sâm.

Xem thêm: Du lịch Cát Bà Hải Phòng

Các hoạt động biểu diễn ca nhạc, làm bánh gạo, múa hát truyền thống hay các cuộc thi vận động ngoài trời được tổ chức bên cạnh những cuộc triển lãm nhân sâm. Lễ hội nhân sâm Hàn Quốc còn diễn ra rất nhiều trò chơi liên quan đến nhân sâm mà du khách có thể tham gia trải nghiệm như việc thu hoạch nhân sâm, cắt, thái và chế biến nhân sâm thành các vị thuốc. Không chỉ được tận tay hái nhân sâm, du khách còn được tự mình tìm hái những củ nhân sâm chìm sâu dưới lòng đất trong khu rừng Geumsan. Trò chơi thú vị này hấp dẫn bất cứ du khách nào khi được lần đầu trải nghiệm. 

Du khách có thể mua được nhân sâm giá rẻ so với những nơi khác


Đến với lễ hội nhân sâm du khách còn có dịp được thưởng thức những món ăn độc đáo được làm như nhân sâm như: nhân sâm rán, rượu ngâm nhân sâm… Du khách sau khi thưởng thức những món ăn ngon, bổ dưỡng này sẽ cảm thấy sức khoẻ như được cải thiện hơn. Những món ăn được làm từ sâm nổi tiếng mà du khách đều có thể thưởng thức miễn phí và những đặc sản mua ở đây cũng rẻ hơn so với những vùng khác. 

Để có thể tham gia được lễ hội, du khách có thể lựa chọn đi xe bus từ Seoul đến bến xe Gangnam để đi Geumsan. Hoặc du khách có thể đi xe buýt từ Busan đến bến Nopodong đi Daejeon và bắt tiếp xe đi Geumsan. Hành trình trải nghiệm lễ hội nhân sâm là một cơ hội để du khách tìm hiểu về văn hoá cũng như các lễ hội truyền thống của Hàn Quốc.

Lễ hội tuyết núi Taebaeksan của xứ kim chi


Lễ hội tuyết núi Taebaeksan là lễ hội mùa đông truyền thống của xứ sở kim chi. Đây là một điểm vui chơi vô cùng thú vị để du khách tìm hiểu về các nét văn hoá truyền thống của Hàn Quốc. Cùng GSV Travel khám phá lễ hội độc đáo này. 

Du khách muốn chiêm ngưỡng nét đặc trưng của mùa đông Hàn Quốc không thể bỏ qua dãy núi Taebaek tại tỉnh Gangwon. Nơi đây được ví như “xứ sở thần tiên mùa đông” với lớp tuyết trắng bao phủ tuyệt đẹp. Chính vì vậy, ngọn núi này là địa điểm thường xuyên tổ chức lễ hội tuyết Taebaek. Để có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh đẹp nhất của dãy núi này vào mùa đông cũng như tham dự các lễ hội truyền thống của Hàn Quốc, du khách nên lựa chọn thời điểm lý tưởng vào cuối tháng 12. 


Tại lễ hội tuyết Taebaek du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật được làm từ tuyết. Các tác phẩm điêu khắc khổng lồ cao chót vót được trưng bày trên quảng trường Danggol bao gồm các cung điện của Nga, các vị thần hộ mệnh trong cung hoàng đạo, xe ngựa bí ngô và khủng long. 

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khắc độc đáo từ tuyết

Trong khu vực của các công viên sẽ chuyển đến những bức tượng 3D của những nhân vật điện ảnh nổi tiếng như Jaws, King Kong, người nhện và khu vực dành cho phim hoạt hình với các tác phẩm điêu khắc của các nhân vật như: Pororo, robot Taekwon V, các loài khủng long. Khu vực này là địa điểm lý tưởng cho các gia đình có trẻ em đến khám phá và chiêm ngưỡng những nhân vật hoạt hình yêu thích cũng như tận hưởng thời gian vui vẻ tại ống trượt tuyết dài 30 mét ở gần đó tại lễ hội tuyết Taebaek. 

Ngoài ra, khi tham quan lễ hội tuyết trắng, du khách có thể dừng chân thưởng thức ly cà phê tại quán cà phê độc đáo được làm hoàn toàn bằng tuyết trắng. Trong quán có đầy đủ thực đơn của các loại đồ uống nóng, đồ nội thất trong quán đều được làm từ băng. Sự kết hợp độc đáo này mang lại cho du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị. 


Du khách có thể tận hưởng trải nghiệm vui vẻ tại đường ống trượt tuyết


Đối với những gia đình thích phiêu lưu, mạo hiểm có thể thử sức với việc ngồi hàng giờ trong chuyến xe kéo Husky Siberian. Đây là một trong những hoạt động phổ biến nhất được diễn ra trong lễ hội. Ngoài ra, tại lễ hội tuyết trắng còn cung cấp các hoạt động khác như: xe trượt tuyết truyền thống, màn trình diễn của các nhân vật trong lễ hội, tổ chức các chương trình tài năng. 

Những lò nướng toả khói nghi ngút với các món thịt nướng và kim chi nướng đã trở thành khung cảnh phổ biến tại lễ hội tuyết Taebaek. Không những thế tại lễ hội, ban quản lý còn tổ chức các gian hàng bán đồ ăn như: khoai tây tươi, bánh gạo tròn, cũng như các món ăn nhẹ truyền thống của Hàn Quốc.

Đi bộ đường dài lên đỉnh núi Taebaeksan là điểm nhấn của lễ hội 


Điểm nổi bật thu hút của lễ hội chính là hành trình đi bộ đường dài lên đỉnh núi Taebaeksan. Nhìn từ đỉnh núi Taebaeksan là trải nghiệm vô cùng thú vị đối với du khách khi được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyết trắng phủ trắng xoá khắp các ngọn đồi, hàng cây như một bức tranh thêu tinh tế. Vào buổi tối du khách có thể tận hưởng không khí sôi động tại trung tâm thành phố Taebaek, là nơi tiến hành lễ hội ánh sáng vào cuối tháng 12, quy tụ nhiều ngôi sao nổi tiếng và tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ tuyết. 

Lễ hội tuyết núi Taebaeksan là lễ hội thú vị, điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách đi tour du lịch Hàn Quốc. Hãy tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời cho chuyến du lịch mùa đông, để chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp và tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc của xứ sở kim chi xinh đẹp.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Khung cảnh đầy thơ mộng của thung lũng Ba Khan


Thung lũng Ba Khan với khung cảnh thơ mộng và hoang sơ là điểm đến hấp dẫn của dân phượt. 

Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 100km, Ba Khan được ví như vịnh Hạ Long trên cạn. Với khung cảnh thiên nhiên huyền ảo như chốn thần tiên mang đến cho du khách đến đây những trải nghiệm vô cùng thú vị. 

Những ngọn núi trập trùng mây mù bao phủ quanh năm

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Thung lũng Ba Khan nằm dưới chân đèo thung Khe quanh năm mây mù bao phủ tựa chốn bồng lai. Du khách đến đây sẽ được nghỉ dưỡng trong khung cảnh thần tiên của núi rừng xanh ngắt, những ngọn núi trùng điệp. Đến đây con người như được hoà mình với thiên nhiên để quên đi những xô bồ, náo nhiệt của cuộc sống hiện đại. 

Để có thể đến được với thung lũng này, du khách có thể đi xe khách từ Hà Nội lên đèo Thung Khe, hoặc đi phượt bằng xe máy theo đường quốc lộ số 6. Nơi đây là địa điểm còn khá mới với dân phượt, do chưa bị du lịch hoá xâm nhập nên cảnh sắc nơi đây vẫn còn giữ được nguyên vẹn với đầy đủ vẻ đẹp hoang sơ hiếm có. Hành trình khám phá thung lũng Ba Khan, du khách sẽ được đắm mình trước khung cảnh mây trời bồng bềnh, những dòng thác nước trắng xoá tuyệt đẹp khiến cho bất cứ ai cũng phải nao lòng.

Dòng sông Đà xanh ngắt mùa thu


Để cảm nhận hết được vẻ đẹp của thung lũng Ba Khan du khách có thể lựa chọn thời điểm mùa thu tầm tháng 10, hoặc 11. Lúc đó nước sông Đà trở nên xanh ngắt có thể nhìn thấy đáy, và đặc biệt là bạn có thể "tóm" được mây bay trên mặt đất.Được hoà mình vào mây trời giữa chốn thần tiên sẽ là trải nghiệm khó quên đối với khách du lịch. 

Đến với Ba Khan du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ mà còn có cơ hội khám phá ẩm thực nơi đây. Ba Khan nổi tiếng với món cá nướng sông Đà. Món ăn dân dã này tuy đơn giản nhưng lại có hương vị hấp dẫn bất cứ ai lần đầu thưởng thức. 

Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những dòng thác trắng xoá

Xem thêm: Du lich Sam Son

Nếu bạn đang có kế hoạch đi tour du lịch Hoà Bình vào cuối tuần thì thung lũng Ba Khan là địa điểm lý tưởng để bạn khám phá.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Lên cao nguyên đá thưởng thức bánh hoa


Du lịch Hà Giang tháng 10 du khách sẽ bị níu chân bởi vẻ đẹp thơ mộng của những cánh đồng hoa tam giác mạch. Du khách cũng không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những chiếc bánh tròn sức tím nhạt của Hà Giang.

Tháng 10 là mùa của hoa tam giác mạch nở rộ với những sắc tím hồng man mác. Loài hoa này được người dân ở đây trồng làm lương thực và được chế biến thành món bánh tam giác mạch có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ. 


Tam giác mạch, hay còn gọi là kiều mạch, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tốt cho tim mạch, ổn định huyết áp… và phụ nữ đặc biệt thích kiều mạch vì có thể làm mặt nạ đắp mặt tốt cho da. Người ta còn nấu cháo kiều mạch. Hạt kiều mạch rang là đặc sản ở Đông Âu. Và món mỳ soba trứ danh của người Nhật được làm từ kiều mạch.

Bánh tam giác mạch được làm từ hạt tam giác mạch. Cuối mùa, người dân thu hoạch hạt tam giác sau đó đem phơi khô, ủ tạo thành men. Một phần bột được giữ lại để làm bánh tam giác. 

Bánh hoa tam giác mạch có vị mềm xốp, ngọt thanh thanh


Những hạt hoa tam giác mạch được xay thành bột mịn sau đó được nhào dẻo với nước. Sau khi bột được xay cho mềm dẻo thì được đỏ vào trong khuôn để hấp chín trên bếp lửa. 

Du khách khi đi du lịch Hà Giang có thể thưởng thức món bánh độc đáo này tại các chợ phiên với giá 15.000 đồng một chiếc. Món ăn này thường được ăn cùng với thăng cố cũng như cách ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu. 


Khi thưởng thức món bánh tam giác mạch, du khách sẽ cảm nhận được vị mềm xốp, vị ngọt thanh thanh lan toả trong miệng. Bánh bột tam giác mạch có vị bùi với một chút hăng của hương vị núi rừng. Những chấm tím sậm lấm tấm trên nền bánh đượm sắc tím phai như gợi nhớ về một mùa hoa ngọt ngào vào mỗi độ cuối thu.

Gỏi bao tử cá ngừ - đặc sản đất Phú Yên


Vị chua cay của xoài và ớt cùng hương vị đặc trưng của cá ngừ đánh thức tất cả vị giác của thực khách ngay lần đầu tiên thưởng thức món gỏi bao tử cá ngừ đại dương. 

Phú Yên không chỉ nối tiếng với những phong cảnh tuyệt đẹp xuất hiện đầy thơ mộng trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh mà còn hấp dẫn khách du lịch bởi những món ăn ngon nổi tiếng trong đó có món gỏi bao tử cá ngừ. Món ăn này có nguồn gốc từ những người ngư dân chế biến và thưởng thức trên thuyền. Chính vì vậy, món gỏi bao tử cá ngừ là món ngon khó tìm ở vùng đất hoa vàng cỏ xanh này. 


Du khách có thể thưởng thức món ngon nổi tiếng này tại các nhà hàng trên đường Lê Duẩn, Lê Lợi... Tuy nhiên, du khách có thể tự mình thưởng thức món ăn tươi ngon này tại các chợ cá hải sản. Món gỏi bao tử cá ngừ tươi ngon nhất là khi vừa đánh bắt xong. Du khách sẽ cảm nhận được hương vị tươi, ngon tự nhiên cùng vị mặn mòi đặc trưng của biển. 

Vị thanh mát của rau sống kết hợp với vị béo ngậy của bao tử


Bao tử cá ngừ được chọn là loại tươi ngon sau đó đem về rửa sạch, luộc chín và thái miếng nhỏ. Sau khi chế biến món bao tử cá ngừ có vị ngọt, mềm đặc trưng kết hợp với vị chua của xoài xanh và khế tạo nên hương vị tinh tế, khó cưỡng. 

Gỏi bao tử cá ngừ được ăn kèm với bánh tráng gạo miền Trung và rượu làng Quy Hậu mới đúng điệu. Nếu thiếu đi những thứ này, món ăn sẽ không được tròn vị. Món ăn tuy dễ làm nhưng công đoạn khó nhất của món gỏi chính là cân bằng các loại gia vị cũng như thành phần nguyên liệu. Một chút ngọt của đường, vị cay của ớt và tiêu kết hợp với các loại rau sống cho thêm phần thanh mát kết hợp với vị ngậy của bao tử kích thích toàn vị giác của thực khách khi nếm thử món ăn ngay lần đầu tiên thưởng thức. 


Món gỏi đặc sản nổi tiếng của Phú Yên hấp dẫn, níu chân biết bao du khách đến đây. Nếu có cơ hội đến khám phá vùng đất "hoa vàng trên cỏ xanh" thơ mộng này du khách đừng bỏ lỡ trải nghiệm thưởng thức món gỏi bao tử cá ngừ độc đáo này.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ghềnh Đá Đĩa


Ghềnh Đá Đĩa được hợp thành từ vô vàn trụ đá hình xếp liền nhau trông như những chồng đĩa khổng lồ xếp chồng nghiêng lên nhau tạo nên một danh thắng thiên nhiên nhiên kỳ thú bậc nhất ở Việt Nam. 


Là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên, gành đá rộng khoảng 50m, trải dài 200m, có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng, nhưng tất cả đều chồng chất tầng tầng trông như một tổ ong thiên tạo khổng lồ. Từ góc xa, có thể nhìn thấy khu ghềnh lấn biển với những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc với màu đen bóng. Ước tính, có khoảng 35.000 cột đá xếp chồng tạo nên danh thắng này.

Ghềnh Đá Đĩa với 35.000 cột đá xếp chồng lên nhau


Trải qua hàng trăm năm biến đổi khí hậu, những cơn sóng biển vẫn miệt mài tung bọt trắng bên ghềnh đá hoang sơ. Những ghềnh đá xếp lô xô cao thấp và bạn có thể dễ dàng đến sát mép biển, nơi sóng vỗ về, với cảnh biển xanh tuyệt đẹp. Đi sâu xuống dưới gềnh, bắt gặp một hang ăn sâu vào chân núi, bọt tung trắng xóa. Xa xa là bãi Bàng với làn nước trong vắt in bóng mây trời.

Theo cách lý giải khoa học, hình thù của Gành Đá Đĩa được hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú . Ghềnh đá cheo leo nhô ra biển tạo vị thế hiểm trở. Sau khi khảo sát và lấy mẫu kiểm tra, các nhà địa chất cho rằng đây là loại đá bazan. So sánh với các công viên địa chất nổi tiếng trên thế giới có thể coi Ghềnh Đá Đĩa là công viên địa chất của Việt Nam.

Ghềnh Đá Đĩa được coi là công viên địa chất của Việt Nam 

Cùng với Ireland, Tây Ban Nha và Scotland trên thế giới, gành đá đĩa tại Phú Yên – Việt Nam được xem là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất. Gành Đá Đĩa đã được công nhận là danh thắng cấp quốc gia của Việt Nam vào năm 1998. Mặc dù rất độc đáo và hiếm có, nhưng trong một thời gian dài rất ít người biết đến Gành Đá Đĩa do vị trí hẻo lánh và khó tiếp cận. Nơi đây chưa được xây dựng thành khu du lịch để khai thác nên vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Năm 2010, con đường dẫn từ Quốc lộ 1A đến Gành Đá Đĩa mới được trải nhựa hoàn toàn với những biển chỉ lối cụ thể, giúp việc khám phá danh thắng này trở nên thuận lợi hơn. Hiện tại, dịch vụ du lịch ở Gành Đá Đĩa vẫn rất sơ khai. Tiềm năng phát triển du lịch của danh thắng này vẫn còn để ngỏ. Hiện nay, Ghềnh cũng đã được làm sạch, nạo vét và thu nhặt rác bẩn, được địa phương quan tâm chăm sóc. Ghềnh Đá Đĩa đã trở thành một điểm đến thú vị cho du khách khi ghé thăm mảnh đất Phú Yên nắng gió.


Hơn thế nữa, Phú Yên còn là mảnh đất có bề dày văn hóa gắn với lịch sử mở mang bờ cõi. Đặc biệt, lễ hội dân gian ở đây rất phong phú, là những sản phẩm du lịch độc đáo. Hàng năm, tỉnh Phú Yên có hàng chục lễ hội dân gian, như: đánh bài chòi, cầu ngư, lễ ở các đền chùa của người Việt và người Hoa, lễ đâm trâu của người Ba Na, lễ bỏ mã của người Ê-đê...

Vị thanh mát độc đáo của Phở chua Hà Giang


Phở chua là một trong những nét ẩm thực độc đáo của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Trong các phiên chợ không thể thiếu một món ăn quen thuộc đó chính là Phở Chua- Điểm tâm sáng của mỗi người dân chân chất nơi đây

Phở chua có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó lan rộng ra các tỉnh biên giời miên núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… Tên Trung Quốc vẫn được gọi là “Lường Pàn” có nghĩa là “phở mát”, có vị chua chua thanh thanh lạ miệng, bởi vậy mà rất được ưa thích vào mùa hè


Trước kia Phở chua chỉ được sử dụng trong các đám cỗ lớn, những bữa cơm quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, bây giờ nó đã phổ biến và được nhiều người dân lựa chọn làm điểm tâm sáng mỗi ngày.

Hấp dẫn bát phở chua Hà Giang

Du lịch Hà Giang, nghỉ chân ven đường du khách đừng quên lựa chọn cho mình một bát Phở chua, vừa để thỏa mãn cơn đói, vừa để thưởng thức món đặc sản lạ miệng nơi đây


Nguyên liệu quan trọng nhất của món phở chua này chính là bánh phở tươi ngon. Bánh phở được người dân lựa chọn kĩ càng từ những hạt gạo dẻo thơm ngon nhất sau đó xay ra và tráng mỏng thật mềm

Một nguyên liệu cốt yếu nữa để tạo nên món đặc sản này chính là nước dùng. Nước chua ngọt này phải được tạo nên từ một loại dấm đặc biệt, thật chua, được hào chung với đường, gia vị cùng một chút bột sắn sệt sệt, tất cả được trộn đều và đun sôi

Bát phở chua thanh thanh lạ miệng

Từng lát bánh phở dàn đều ra đĩa, phủ lên những miếng vịt quay vàng rộm, vài lát thịt lợn quay, lạp xưởng rán cháy canh, thêm vài ngọn rau húng, một chút lạc chao dầu đập dập. Sau đó rưới nước dùng vào thành Phở chua ngọt ăn kèm ớt xào, ớt chưng hoặc ớt tương. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món Phở chua chúng ta có thể uống kèm rượu ngô


Ẩm thực- món ngon Hà Giang rất đa dạng, có những nét đặc trưng riêng mà khó nơi nào có được. Món Phở chua cũng vậy, có đến Hà Giang trực tiếp thưởng thức món ăn này mới thấy cái ngon, cái hương vị riêng nơi đây

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Hòa mình vào thiên nhiên tại khu du lịch Bằng Tạ


Nằm trong khu rừng nguyên sinh Bằng Tạ nên du khách đi du lịch rừng Bằng Tạ sẽ được hưởng cuộc sống của thiên nhiên và được thỏa sức ngắm nhìn những con nai, hoẵng, hươu nhẩn nha ăn lá, hay những chú khỉ tinh nghịch chơi đùa.

Vị trí: Khu du lịch rừng tự nhiên Bằng Tạ nằm trên một quả đồi thấp, thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, cách khu du lịch Ao Vua 14km và hồ suối Hai 3,8km.
Đặc điểm: Với số lượng động thực vật phong phú, Bằng Tạ không chỉ là điểm du lịch Hà Nội thu hút khách đơn thuần mà còn là nơi bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và nghiên cứu thiên nhiên, động vật hoang dã.

Tổng diện tích toàn bộ khu du lịch rừng Bằng Tạ là 26,5ha, trong đó riêng diện tích rừng nguyên sinh hơn 17ha.

Khu rừng nguyên sinh Bằng Tạ điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội


Bằng Tạ là rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Theo kết quả khảo sát sinh thái và tài nguyên sinh vật của Viện Địa lý Việt Nam đã thống kê ở đây có 387 loài thực vật thuộc 252 chi, 94 họ của 4 ngành thực vật bậc cao. Về động vật ở rừng Bằng Tạ và các địa bàn phụ cận hiện có 13 loài thú thuộc 7 họ, 4 bộ điển hình như họ chuột, dơi quạ, cầy lỏn, sóc cây họ chuột… Riêng chim có 69 loài thuộc 37 họ và 13 bộ. Hiện tại, khu vực Bằng Tạ có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, sả, gõ kiến, sẻ và các loài bướm… Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo từng bầy đàn…

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội đến với rừng nguyên sinh Bằng Tạ, du khách khi đi du lịch rừng Bằng Tạ có thể thuê xe bò kéo, cưỡi ngựa hoặc đi bộ chứ không được phép đi các loại động cơ. Đây là điều rất độc đáo của khu du lịch này. Trong tương lai, khu rừng này sẽ được trồng thêm nhiều loài lan quý như hoàng thảo, địa lan, lan hài…, nuôi thả bán tự nhiên thêm một số loài động vật như nai, hoẵng, lợn rừng, hươu sao, hổ, báo, gấu, linh trưởng… để khách du lịch Hà Nội đến đây có thể thỏa sức ngắm nhìn và tìm hiểu cuộc sống của các loài thú hoang dã.

Hươu ở rừng Bằng Tạ


Phía bắc của rừng là đầm Long, một hồ nước rộng mênh mông được cải tạo thành các hồ sen, tạo cảnh quan môi trường tự nhiên hấp dẫn. Đầm Long là nơi cư ngụ của các loài động vật, bò sát như cuốc, bìm bịp, tắc kè, thằn lằn, kỳ đà họ rắn nước, rắn hổ chúa… Sau khi tham quan rừng nguyên sinh, du khách có thể ra bơi thuyền quanh đầm, thả câu hoặc chèo thuyền tới các khu nhà nổi giữa đầm… Quanh bờ đầm Long là những rặng tre, nơi các loài chim về đậu và làm tổ.


Đi du lịch rừng Bằng Tạ du khách sẽ có cơ hội được hít thở bầu không khí trong lành, dạo chơi cùng những loài vật yêu quý, thưởng thức các đặc sản Hà Nội nổi tiếng của vùng rừng núi Ba Vì hay tham quan một quần thể làng của dân tộc Mường với nhiều nhà sàn và các hoạt động văn hóa sinh động như đốt lửa trại, uống rượu cần, nghe ca múa nhạc dân tộc… Nếu ai đó có nhu cầu dã ngoại, sẽ được cung cấp lều bạt, và được hướng dẫn tận tình khu cắm trại và đốt lửa trại tại danh lam thắng cảnh ở Hà Nội nổi tiếng này. Trong quần thể khu du lịch này cũng xây dựng một khu chợ quê dùng làm nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, bán hàng thổ cẩm, phục vụ đặc sản văn hóa ẩm thực… Từ Bằng Tạ du khách có thể dễ dàng nối tour với các điểm du lịch quanh Hà Nội gần với rừng Bằng Tạ như khu du lịch Ao Vua, vườn cò Ngọc Nhị, hồ Suối Hai…

Vẻ đẹp mộng mơ của khu du lịch Đồng Mô


Khu du lịch Đồng Mô là một thung lũng thơ mộng, thực sự là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước những người yêu thiên nhiên và thích chơi golf.

Vị trí: Khu du lịch Đồng Mô nằm ở Tx. Sơn Tây, Hà Nội.
Đặc điểm: Là khu du lịch nghỉ ngơi, an dưỡng lý tưởng cho du khách.


Từ Hà Nội đến khu danh lam thắng cảnh ở Hà Nội Ðồng Mô khoảng 50km, theo quốc lộ 32 lên thị xã Sơn Tây, rẽ trái, rồi đi tiếp khoảng 10km là tới.

Vẻ đẹp của khu du lịch Đông Mô

Khu du lịch Ðồng Mô có hồ nước rộng khoảng 1.300ha, với nhiều đảo và bán đảo bên hồ. Khu du lịch này có sân golf Ðồng Mô 18 lỗ trên đảo Vua (còn gọi là đảo Ðầm) nằm ngay chính giữa lòng hồ Ðồng Mô với diện tích khoảng 350ha và có sân golf 36 lỗ.


Khu du lịch Ðồng Mô có rừng cây, hồ nước, sân gôn và những biệt thự xinh đẹp ẩn mình bên bìa rừng, soi bóng xuống hồ nước, lại ở vị trí rất thuận tiện về giao thông là một điểm du lịch nghỉ ngơi. Theokinh nghiệm du lịch Hà Nội nơi đây là điểm an dưỡng lý tưởng cho du khách khi đi du lịch Hà Nội đến với Đồng Mô.

Các sân Goft tại Khu du lịch Đồng Mô đã được thiết kế để phù hợp với đường nét tự nhiên của khung cảnh. Các thiết kế tận dụng tối đa không khí của các thiết lập ở ven bờ, vùng núi xa xôi và cây cối xung quanh. Việc bố trí các lỗ trên sân golf sẽ kích thích và thách thức tất cả các cấp độ của người chơi goft.

Chơi goft ở khu du lịch Đồng Mô

Xem thêm: Du lich Sam Son

Điều đặc biệt nhất ở sân goft của Khu du lịch Đồng Mô nằm trên một hòn đảo lãng mạn, một vùng đất của truyền thuyết kể về Sơn Tinh, Thủy Tinh. Hãy đến và đi du lịch Hà Nội khám phá điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng này, bạn sẽ được tận hưởng sự thư giãn thoải mái và đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Ở đây, những tay chơi golf sẽ có cơ hội để cố gắng và vượt qua chính mình trong các lỗ đầy thách thức. Sân goft tại khu du lịch Đồng Môđượcđánh giá là một trong những sân golf tuyệt vời nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á.

Khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của khu du lịch sinh thái hồ Tiên Sa


Du lịch sinh thái hồ Tiên Sa khám phá vẻ đẹp của phong cảnh đầy hấp dẫn, hệ thống dịch vụ hoàn hảo và các hạng mục vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng phong phú. Cùng GSV Travel khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của khu du lịch sinh thái hồ Tiên Sa ngay nhé.


Vị trí: Hồ Tiên Sa thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Đặc điểm: Là danh lam thắng cảnh ở Hà Nội . Ðến với hồ Tiên Sa, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

Khu du lịch hồ Tiên Sa có diện tích 151ha, được đầu tư xây dựng trở thành điểm du lịch Hà Nội vô cùng hấp dẫn khi đến với thủ đô Hà Nội.

Xem thêm: Tour Hà Nội Đà Nẵng

Đi du lịch hồ Tiên Sa, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên: ngắm nhìn chim, thú, vườn hoa cây cảnh và thưởng thức các món ăn ngon ở Hà Nội vô cùng hấp dẫn. Một vườn xoài bạt ngàn, hàng chục thú thuần dưỡng đang nô đùa, từng đàn chim bồ câu bay lượn sẽ khiến du khách cảm thấy vô cùng thú vị. Du khách cũng có thể chọn một trong 30 lều câu cá kích thước lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác ven hồ mà ngồi thả cần câu. Từng đàn cá rô phi, cá trắm… đã được nuôi thả trong 5 năm sẽ giúp du khách có những giây phút thư giãn thoải mái. Ðặc biệt, khu du lịch hồ Tiên Sa còn có một hệ thống trượt composite, một bể bơi và dưới thác Nhị Long là khu vui chơi thể thao dưới nước với các trò chơi mạo hiểm đầy lôi cuốn.

Hồ Tiên Sa danh thắng nổi tiếng ở Hà Nội

Xem thêm: Du lịch Cát Bà Hải Phòng

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội từ nay đến 2010, Khu du lịch Hồ Tiên Sa sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình vui chơi dịch vụ, nhà nghỉ, nhằm mục tiêu trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong tổng thể du lịch Ba Vì, thực sự phát huy hết tiềm năng của các loại hình du lịch ở đây.

Ngoài việc đón khách du lịch, Khu du lịch hồ Tiên Sa còn nhận phục vụ hội nghị, hội thảo, tập huấn và thi đấu thể thao, đua thuyền, lướt ván.

Với phong cảnh hấp dẫn, hệ thống dịch vụ hoàn hảo và các hạng mục vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng phong phú của Khu du lịch sinh thái hồ Tiên Sa sẽ trở thành điểm hẹn lý tưởng, thu hút đông đảo du khách đi du lịch Hà Nội.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Vẻ đẹp đơn sơ đầy quyến rũ của Cửa Đại


Biển Cửa Đại nơi gặp nhau của ba con sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng trước khi đổ về biển Đông. Bờ biển Cửa Đại có chiều dài trên 7 km, là một trong những bờ biển đẹp của tỉnh Quảng Nam với nhiều tiềm năng phát triển du lịch Quảng Nam.

Xem thêm: Du lịch biển Hải Tiến

Cách phố cổ Hội An khoản 5 km về phía đông và cách Đà Nẵng 30 km về phí Nam. Biển Cửa Đại là hợp lưu của ba con sông lớn ở Hội An đó là: sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng. Bở biển Cửa Đại với bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Biển Cửa Đại nước trong ngần. Cát biển trắng phau phau. Dưới ánh nắng, biển càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Cửa Đại có nét duyên mà du khách khi đi du lịch biển Cửa Đại càng muốn khám phá càng thấy hấp dẫn. Hệ thống resort được xây dựng thân thiện với môi trường. Gần như không có nhà cao tầng. Đa số vẫn chọn kiến trúc dân dã làng quê Việt Nam để tô điểm cho nét duyên cho khu du lịch biển Cửa Đại.

Vẻ đẹp của bãi biển Cửa Đại

Xem thêm: Du lịch Vân Đồn

Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đi du lịch Biển Cửa Đại đó là vùng biển này là bãi biển cát trắng mịn trải dài. Dọc bãi biển là những resort cao cấp với nhiều phong cách. Du khách có thể tự do đi lại, tắm biển ở bất kỳ vị trí nào trên bãi biển tùy thích…. Không khí ở Cửa Đại trong lành và dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Khởi đầu một ngày mới, từ những cửa sổ hướng biển của khu nhà nghỉ, du khách đi du lịch biển Cửa Đại ở có thể đón bình minh.

Buổi chiều là thời gian tốt nhất để khách du lịch biển Cửa Đại đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát. Những con sóng vỗ nhẹ, những bãi cát trải dài lấp lánh ánh nắng, cùng làn gió mang vị mặn của biển, du khách cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, hay cùng mọi người trải nghiệm những môn thể thao yêu thích tại danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam nổi tiếng này. Nơi đây cũng là điểm du lịch trăng mật lý tưởng dành cho các cặp tình nhân.

Biển Cửa Đại - điểm du lịch trăng mật lý tưởng cho các cặp tình nhân


Bãi biển Cửa Đại ban đêm như một vườn hoa đăng với những ngọn đèn bão của người bán rong. Theo kinh nghiệm du lịch Hội Anngười dân địa phương tự do buôn bán: hải sản tươi sống, khô mực nướng… giá bình dân, chỉ cách resort cao cấp vài bước chân. Người bán hàng rất lịch sự và luôn để sẵn thau, rổ cho khách đựng rác và thu dọn gọn gàng trước khi ra về. Mỗi “bàn” là một chiếc chiếu trải trên cát, bên trên để một, hai ngọn đèn bão để khách ngồi thưởng thức hải sản, ngắm biển đêm. Bạn bè quây quần bên nhau, ăn uống trò chuyện bên bờ biển sóng vỗ rì rào, gió mát rượi… quả thật thú vị. Xa xa, Đà Nẵng sáng rực sắc màu của ánh điện…Với những nét riêng của mình, Cửa Đại để lại trong lòng du khách một cảm giác khó quên khi rời nơi đây.

Khu sinh thái Quan Sơn - điểm du lịch đầy lý tưởng


Hồ Quan Sơn là một điểm du lịch cuối tuần, một trong nhiều lựa cho chuyến đi một ngày quanh Hà Nội. Cùng Du Lịch Việt Nam khám phá vẻ đẹp hấp dẫn của khu du lịch sinh thái Quan Sơn.

Vị trí: Khu du lịch sinh thái Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Đặc điểm: Là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Hà Tây. Khách đến với khu du lịch sinh thái Quan Sơn, ngoài thú vui vãn cảnh còn có thể cắm trại trong rừng, đi bơi thuyền, đi câu cá, leo núi, tắm hồ… và được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản như ba ba, gỏi cá…


Từ Hà Nội theo quốc lộ 6, qua thị xã Hà Ðông, đi tiếp theo quốc lộ 21B đến thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây, rẽ theo đường 76 khoảng 5km, rẽ phải là tới hồ Quan Sơn. Du khách khi đidu lịch Hà Nội đến với khu danh lam thắng cảnh ở Hà Nội tuyệt đẹp này không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trời mây, sông nước, núi non trùng điệp nơi đây.

Vẻ đẹp của khu du lịch sinh thái Hồ Quan Sơn

Qua Cầu Ðông, điểm đầu tiên du khách đặt chân tới là bến đò hồ Giang Nội. Giang Nội là một trong 3 hồ lớn của Quan Sơn, rộng ước chừng trên 800ha. Ðứng trên bờ, du khách đã nhìn thấy những dãy núi đá trùng điệp của thiên nhiên soi mình dưới làn nước xanh mát của hồ. Núi ở đây có tới 20 ngọn lớn, nhỏ, kéo dài ôm ấp các hồ nước. Lại có nhiều hòn núi đá vách dựng đứng nằm giữa lòng hồ trông xa như những bán đảo nhỏ.


Thuyền sẽ lần lượt đưa du khách đến với khu du lịch sinh thái Quan Sơn thăm hồ Quan Sơn và ghé thăm những ngọn núi với nhiều tên gọi khác nhau : núi Trâu Trắng, đảo Sư Tử, núi Quai Chèo, đồi Voi Phục… Đến núi Quai Chèo, du khách có thể leo núi hoặc vào rừng cây chơi. Thuyền tiếp tục đưa du khách tới khu Ðầm Sen, rồi vòng quanh đảo Sư Tử, núi Treo Tranh, thăm Linh Sơn Ðộng, Ngọc Long Ðộng. Mỗi động là một kỳ quan kỳ thú của tạo hoá với những măng đá, nhũ đá mang hình Long, Ly, Quy, Phụng, hổ báo, chim muông. Vào mùa mưa, từ trên các triền núi cao, thác nước ngày đêm đổ xuống mặt hồ, tung bọt trắng xoá khiến cảnh sắc nơi đây thêm ngoạn mục. Vượt qua núi đá Trượt, lên đập Tràn Ngái, du khách có thể thoả sức hít thở bầu không khí trong lành và ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch Quan Sơn. Núi non trùng điệp uốn lượn quanh hồ, điểm xuyến thêm là màu xanh của rừng, của các đồng lúa đã tạo nên một Quan Sơn đầy ấn tượng. Khách có thể ghé thăm các làng mạc quanh hồ và đặc biệt vào tháng 10 dương lịch cho đến tháng 3 năm sau du khách sẽ được ghé thăm thung lũng Voi, sân chim của Quan Sơn với đủ các loài chim về đây trú ngụ, xây tổ.

Con đường nhỏ trong khu du lịch sinh thái Quan Sơn


Quan Sơn còn có nhiều chùa. Chùa Linh Sơn nằm ở ngay chân núi Linh Sơn, soi bóng xuống hồ Giang Nội. Chùa được xây dựng theo kiến trúc cổ thế kỷ 17. Tương truyền chùa có từ thời nhà Mạc. Cạnh chùa là động Linh Sơn. Ðộng không lớn nhưng có nhiều nhũ đá rủ xuống lung linh huyền ảo. Ngoài ra còn có chùa Cao, chùa Hàm Yến .

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội đi du lịch Quan Sơn rất phù hợp với loại hình du lịch Hà Nội cuối tuần. Điểm du lịch sinh thái Quan Sơn này vẫn giữ được vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Nếu có dịp du khách đừng quên đến với Quan Sơn để được trải nghiệm những ngày nghỉ cuối tuần đầy ý nghĩa và đáng nhớ nhất bên gia đình của mình.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Di tích bà Thiên Y a na điểm du lịch hấp dẫn của Lý Sơn


Đến với Lý Sơn, du khách không thể bỏ qua một điểm đến tôn giáo hấp dẫn và thú vị như di tích dinh bà Thiên Y-a-na. Công trình kiến trúc tín ngưỡng này không chỉ là hiện thân của sự giao lưu, dung hòa giữa văn hóa Việt Nam – Chăm Pa mà còn có giá trị đặc biệt về mặt mỹ thuật.


Tọa lạc tại thôn Đông, thuộc xã An Hải của huyện đảo Lý Sơn, dinh bà Thiên Y-a-na là một trong những kiến trúc nghệ thuật tín ngưỡng, tôn giáo nổi bật bậc nhất. Công trình tổng diện tích vào khoảng 150 mét vuông với cửa chính hướng về phương Nam.

Dinh bà Thiên được xây dựng theo lối kiến trúc chữa Tam với ba tòa nhà lớn. Phía trước là tiền đường, ở trung tâm là khu chính điện và tòa nhà phía sau chính là hậu cung. Trong những tòa nhà này, du khách vẫn có thể tìm thấy những bản điên khắc gỗ cổ vô cùng tinh tế và sống động.
Điện thờ bà Thiên Y-a-na (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Du lich Sam Son

Cùng với đó, ta còn phải kể đến rất nhiều bảo vật quý vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn trong khuôn viên dinh thờ như là các câu đối, bảng liên, những bức tượng chế tác từ đá và gỗ. Mỗi cổ vật này đều được các chuyên gia đánh giá cao về tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa.

Dinh bà Thiên Y-a-na thờ vị thần có xuất phát từ truyền thuyết của người Chăm. Những câu chuyện về nữ thần ấy được người dân Việt Nam tiếp nhận và văn hóa thờ phụng bà Thiên Y-a-na cũng được du nhập. Mọi người tin rằng với sự chở che, bảo vệ của bà, họ sẽ có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc.


Những nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa tín ngưỡng ấy, dinh bà Thiên Y-a-na luôn thu hút lượng lớn khách du lịch, tham quan trong nước và quốc tế ghé thăm. Mỗi năm, số du khách đến với di tích này đạt ngưỡng vài chục nghìn người.

Khám phá Lý Sơn vãn cảnh chùa Đục


Nét đẹp văn hóa người Việt được tập trung vào dịp lễ Tết rất nhiều, và mỗi vùng miền lại mang một nét đẹp khác nhau. Đối với người dân ở huyện đảo Lý Sơn, không ai quên đến chùa Đục khấn vái đầu năm mới để cầu mong một năm suôn sẻ, mưa thuận gió hòa.

Sở dĩ chùa Đục được dân đảo Lý Sơn cũng như du khách gần xa tìm đến là nhờ ý nghĩa tâm linh của ngôi chùa hàng trăm năm tọa lạc giữa một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn. Đức Quan Âm ngự tại nơi đây với mục đích phù hộ cho dân làng, đem đến sự bình yên cho hòn đảo ngọc.
Chùa Đục có lịch sử hàng trăm năm tồn tại (Ảnh: Internet)


Dân đảo Lý Sơn quanh năm ra biển đánh bắt hải sản, duy trì sự sống, do vậy đời sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Chính vì vậy, họ rất tin vào thần linh, tin những lời nguyện cầu bình an cho người ra khơi, lời nguyện cầu mưa thuận gió hòa chắc chắn sẽ được thần linh nghe thấu.
Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng (Ảnh: Internet)


Nằm ở lưng chừng núi Giếng Tiền như một bức phù điêu điểm tô cho ngọn núi lửa đã ngủ yên từ hàng triệu năm, chùa Đục sở hữu cái tên chính nhờ hình dáng của mình: hàng trăm bậc thang được đục vào đá núi dẫn lối lên ngôi chùa. Các chánh điện và bệ thờ cũng được xây trong lòng đá, ở các hốc, các hang. Do vậy, có thể nói vị trí của chùa Đục vốn dĩ đã hấp dẫn du khách, chưa cần kể đến ý nghĩa tâm linh.
Tượng quan âm ở chùa Đục (Ảnh: Internet)

Thông thường, chỉ có dân địa phương hoặc người lớn tuổi mới thích thú với việc khám phá chùa chiền, lăng tẩm. Chùa Đục ở đảo Lý Sơn lại là trường hợp đặc biệt khi cả những du khách trẻ tuổi cũng đặt mục tiêu đến thăm chùa, vãn cảnh, để được tận mắt nhìn ngắm ngôi chùa lạc giữa chốn tiên bồng.



Chùa Đục còn là một địa điểm ngắm cảnh vô cùng lý tưởng. Từng bãi biển dập dìu xa xa phía trước mặt, những khoanh tỏi xanh rì trước gió, những mái nhà nhỏ bé nhấp nhô trở nên huyền diệu hơn bao giờ hết khi nhìn ngắm ở độ cao này.

Chuyến đi đầu năm đến đảo Lý Sơn là gợi ý tuyệt vời cho bạn để không chỉ ngắm cảnh mà còn thành tâm nguyện cầu cho bản thân, cho gia đình và cho nhân dân huyện đảo Lý Sơn một năm bình yên và thắng lợi.

Xúc động lễ khao lề thế lính Hoàng Sa


“Uống nước nhớ nguồn” – Đạo nghĩa này vẫn được người dân xứ đảo Lý Sơn gìn giữ từ năm này sang năm khác, thông qua lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ khoa lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn. ( Nguồn: Internet )


Nằm ở khu vực đắc địa, từ xưa người dân Lý Sơn đã mặc nhiên nhận nhiệm vụ trấn giữ vùng biển đảo của Tổ quốc trước nguy cơ xâm hại từ nước khác. Ngay từ những năm đầu khi hải đội Hoàng Sa vừa được thành lập, thanh niên đảo Lý Sơn cùng nhau đi tuyển mộ vào làm binh lính. Nghĩa vụ của những người lính lênh đênh đầu sóng ngọn gió này là bảo vệ chủ quyền trên biển của quốc gia, đồng thời kiêm luôn việc khai thác sản vật biển. Việc “thế lính” này được xem là công lao to lớn đối với vận mệnh dân tộc, do đó người dân ở đảo Lý Sơn vô cùng biết ơn những người anh hùng đã hy sinh tuổi trẻ để xả thân cứu nước, trong số đó có không ít người đã bỏ mạng giữa biển khơi. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người con An Vĩnh đã góp công cắm mốc biên giới hải phận, mang về vô số sản vật quý, vậy mà đã không thể quay đầu trở về.
Người dân Lý Sơn thả thuyền giấy ra biển để thể hiện mong muốn duy trì việc ra khơi vì tổ quốc. (Nguồn: Internet)


Hàng năm, cứ vào ngày 18 – 19 – 20 tháng 3 âm lịch, dân đảo Lý Sơn, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cùng hàng trăm du khách tứ xứ lại cùng tham dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại di tích Âm Linh Tự. Trong rất nhiều công đoạn xuyên suốt những ngày lễ, việc thả thuyền giấy ra biển của người dân đã thể hiện mong muốn duy trì việc ra khơi vì tổ quốc, do vậy mới sinh ra cái tên độc đáo của lễ hội.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Các chiến sĩ thuộc hải đội Hoàng Sa năm xưa một đi không trở lại, bỏ xác giữa biển trời, tuyệt nhiên không thể tìm thấy thi thể, do vậy người ta đã làm nên các ngôi mộ gió ven đường biển. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng khuyến khích người dân cùng nhau đắp mộ, dọn cỏ để nơi yên nghỉ tượng trưng của các anh mãi được yên bình.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Ra Lý Sơn tham dự lễ hội đua thuyền Tứ Linh


Đua thuyền có lẽ không phải là một lễ hội xa lạ đối với những mảnh đất gắn bó với biển khơi, sông nước. Tuy nhiên, lễ hội đua thuyền Tứ Linh ở Lý Sơn chắc chắn mang âm hưởng độc đáo của vùng đất hải đội tiền tiêu mà bạn sẽ muốn một lần được trải nghiệm.

Lễ hội đua thuyền Tứ Linh rõ ràng không chỉ đơn thuần mang tính giải trí. Lễ hội này được duy trì từ lâu đời chính vì ý nghĩa to lớn của nó: tưởng nhớ những người đã vì sự nghiệp Tổ quốc mà ngã xuống – các bậc tiền nhân, các đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho những con sóng lớn. Đồng thời, lễ hội cũng như một dịp thường niên để người dân được nguyện cầu cho một năm đầy may mắn, nông ngư phát triển, thuyền to cá lớn, ngư dân được bình an trở về.
Lễ hội đua thuyền Tứ Linh được tổ chức hàng năm vào dịp Tết nguyên đán. ( Nguồn: Internet )


Dân đảo Lý Sơn hàng năm đều háo hức đến những ngày Tết nguyên đán, chính là thời điểm hội đua thuyền đầu xuân diễn ra. Trong thời điểm ý nghĩa ấy, không chỉ có người dân Lý Sơn mà hàng trăm du khách từ khắp nơi đổ về đều một lòng hướng về biển cả, vui xuân mới với các trò chơi sinh hoạt dân gian độc đáo.


Những thí sinh đua thuyền chắc chắn là những vị anh hùng của lễ hội, bởi không phải ai cũng có sức khỏe dẻo dai và độ nhanh trí để xử lý các tình huống xảy ra trên vùng sóng nước. Hoạt động đua thuyền này đã có từ lâu đời. Lễ hội đua thuyền Tứ Linh dưới triều nhà Nguyễn là hình thức tuyển chọn đội quân hùng mạnh cho hải đội Hoàng Sa, có nhiệm vụ khai thác sản vật quý và cắm mốc dựng bia chủ quyền cho dân tộc.
Lễ hội thu hút hàng trăm du khách đến tham dự hàng năm. ( Nguồn: Internet )


Trải qua hàng trăm năm lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo này, dân đảo Lý Sơn vẫn giữ mãi trong mình lòng biết ơn công lao của các bậc tiền nhân đã ngã xuống ngoài khơi xa, đồng thời thành tâm mong cầu bình yên cho nhân dân toàn đảo, mùa màng bội thu, ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió…

Rộn ràng lễ hội cầu mưa trên đảo Lý Sơn


Miếu Thần Nông ở Lý Sơn là nơi chứng kiến lễ cầu mùa hàng năm của dân đảo Lý Sơn. Nghi lễ đặc sắc này vẫn được lưu truyền, trở thành nét thu hút cho ngành du lịch huyện đảo Lý Sơn.

Người dân ở đâu mà chẳng mong cầu bình yên, cuộc sống êm đềm, mùa màng tươi tốt. Dân đảo Lý Sơn cũng vậy, sống ở vùng biển đảo xa bờ có khí hậu khắc nghiệt và địa hình không quá thuận lợi, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào thiên nhiên, họ khao khát được kiểm soát mùa màng một cách chủ động hơn. Lễ cầu mùa ở Lý Sơn đã ra đời từ mong muốn chính đáng của những người dân chất phác như vậy.
Bàn thờ cúng thần Nông ở Lý Sơn. ( Nguồn: Internet )


Đất ven biển phù hợp phát triển trồng cây nông nghiệp, cộng với đất bazan từ núi lửa trầm tích được người dân lấy về và sắp xếp theo tỷ lệ thích hợp để trồng cây chính là “phép màu” tạo nên những thân hành, củ tỏi đặc biệt, những ruộng dưa hấu hắc mỹ nhân nức tiếng phương xa. Chính vì vậy, thần Nông được dân đảo Lý Sơn sùng tín. Họ xem đây thực sự là người đầu tiên tổ chức lễ Tịch Điền và lễ Hạ Điền, dạy nông dân trồng lúa, chế tạo cày, bừa.

Đình làng An Hải là nơi thờ cúng thần Nông. Bên cạnh đó, còn có miếu Thần Nông xây dựng riêng biệt bên chân núi thuộc khu vực thôn Đồng Hộ, xã An Hải. Xã An Hải chính là xã có lượng cư dân sống bằng nghề nông đông nhất trên huyện đảo.
Đình làng An Hải. ( Nguồn: Internet )


Lễ cầu mùa ở Lý Sơn được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch, theo lệ là ngay trước 1 ngày cúng Thanh Minh ở nghĩa tự. Nghi lễ cúng thần Nông khá cầu kỳ và vẫn được giữ gần như nguyên vẹn sau hàng trăm năm.

Không khí trang nghiêm bao trùm lễ cầu mùa. Các bước lễ túc yết cho đến lễ chánh tế đều diễn ra đầy đủ trong tiếng chiêng trống và nhạc ngũ âm.


Bên cạnh cúng thần ở chánh điện, các bô lão trong lễ cầu mùa còn thực hiện lễ cúng bái các âm hồn, cô hồn ở các ban thờ ngoài trời. Cúng heo hay gà tùy kinh tế gia đình, tuy nhiên lễ vật không thể thiếu bao gồm đèn, nhang, trầu cau, hoa quả, gạo, rượu, muối, vàng mã.

Lễ cầu mùa ở Lý Sơn đã trở thành tín ngưỡng đặc sắc trong văn hóa xứ đảo cho đến tận ngày nay.

Du lịch Lý Sơn viếng lăng thờ cá Ông


Cư dân đảo Lý Sơn sống chủ yếu bằng nghề biển, bởi vậy trong tâm thức mỗi người đều có niềm tin vào cá Ông, loài cá đã không biết bao lần cứu sống ngư dân Lý Sơn khỏi cuồng phong sóng dữ…

Thiên nhiên không chỉ ưu ái cho Lý Sơn một phong cảnh thiên nhiên quá đỗi kỳ ảo mà còn là điều kiện thuận lợi để các loài hải sản quý sinh sôi, phát triển. Cư dân sống trên đảo đến 90% làm nghề biển, từ đi lặn mò ốc xà cừ, câu mực trong đêm, ra khơi bám biển dài ngày, mang cá ra chợ bán, phơi khô, đóng gói, chuyển hải sản lên đất liền đi đến mọi miền Tổ quốc,… Vì thế, nhân dân nơi đây đội ơn biển cả đã mang đến nguồn thực phẩm lớn, là thu nhập chính của gia đình và là điều kiện để toàn đảo được phát triển. Những tháng ngày lênh đênh giữa biển khơi, ngư dân phải đối đầu với bao hiểm nguy không thể lường hết. Người thân ở nhà mong ngóng những đoàn thuyền đánh cá cập bờ sau mỗi chuyến đi xa, không hẳn vì mong một mùa bội thu hải sản mà trên hết, mong ngóng người ra đi được bình an trở về.
Đền thờ Cá Ông trên đảo Lý Sơn. ( Nguồn: Internet )


Không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, cá Ông ngoài đời bằng xương bằng thịt đã cứu ngư dân Lý Sơn rất nhiều lần, điển hình là câu chuyện cá Ông rẽ sóng cứu thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện cùng 11 ngư dân thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh trong cơn bão Chanchu vào năm 2009.
Bộ xương Cá Ông. ( Nguồn: Internet )

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Cá Ông của ngư dân Lý Sơn là cá voi lưng xám, là vị thần Nam Hải sinh ra từ mảnh áo cà sa của Quan âm Bồ tát. Lý Sơn không phải là nơi duy nhất thờ cá Ông nhưng là nơi duy nhất thờ nhiều và long trọng đến vậy. Huyện đảo này có tổng cộng 13 lăng, miếu, đền thờ cá Ông, ngoài ra còn nhiều con cá voi được ngư dân lai bắt từ các ngư trường về chôn cất, hiện chưa cải táng. Trong số 13 lăng miếu, có lăng Tân là nơi ngư dân Lý Sơn đang lưu giữ và thờ tự bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam. Người dân nơi đây còn tôn vinh lăng Tân là lăng Đồng Đình Đại Vương – thờ vị thần có quyền lực lớn nhất trên biển Đông.
Lý Sơn là nơi có nhiều đền thờ Cá Ông và long trọng nhất cả nước. ( Nguồn: Internet )


Diện tích huyện đảo chưa đầy 10km nhưng lại có đến hơn 10 lăng và nhiều bát nhang thờ vọng tại từng hộ gia đình. Cầu mong cho ước muốn ra khơi bắt nhiều cá lớn sẽ luôn là hiện thực, những ngư dân thiện lương của vùng đảo sẽ luôn cập bến an toàn.