Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Về Quy Nhơn thưởng thức bánh xèo tôm nhảy

Cũng là bánh xèo đấy nhưng bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn (Bình Định) khác lắm. Chỉ nghe từ cái tên không thôi đã thấy gợi nhiều sự háo hức rồi.

“Tôm nhảy tach tách lúc đang chiên bánh à?”, tôi thắc mắc ngay khi lần đầu được cô bạn người Quy Nhơn giới thiệu. Chỉ cái tên thôi đã gợi sự tò mò của những người yêu ẩm thực.


Điều đặc biệt khiến du khách du lịch biển Quy Nhơn “À” lên một tiếng đầy ngạc nhiên và sau đó vô cùng thích thú khi khám phá ra nhân bánh xèo này chỉ độc có tôm mà thôi. Một miếng bánh xèo tôm nhảy có đường kính bằng chiều dài bàn tay thôi mà có đến 7-8 con tôm tròn mẩy nổi bật cùng với một chút hành lá màu xanh, màu trắng của giá làm nền. Thực khách thì cứ trầm trồ “sao mà mẻ bánh chất lượng thế”. Con tôm đất trong nhân bánh vừa giòn, vừa ngọt chính là “linh hồn” của bánh. Tôm tuy nhỏ nhưng chắc thịt, lại tươi khiến món bánh thêm nhiều phần hấp dẫn.

Cái giòn của vỏ bánh vàng ươm, vị ngọt của tôm tươi, vị chua của xoài xanh, vị the rau mầm ăn kèm... tất cả được bao bọc bởi thứ bánh tráng cuốn bên ngoài, vừa mềm vừa dẻo. Một chút the the đầu lưỡi từ ớt trong nước mắm có lẽ sẽ giúp thực khách cảm nhận rõ sự vẹn tròn của món ngon dân dã này. Có lẽ, chẳng đâu như Bình Định được trời phú cho thứ bánh tráng cuốn ngon như vậy, ăn mãi cũng không ngán.

Không chỉ ngon về vị mà màu sắc của món bánh xèo này cũng rất bắt mắt: màu vàng ruộm của vỏ bánh sánh duyên cùng màu đỏ au của tôm và màu trắng của giá, màu xanh của dĩa rau ăn kèm bày biện trên bàn. Chủ quán chọn rau mầm, một ít xà lách, húng quế và cải non để chiều lòng thực khách phương xa, cũng như kéo lại sự cân bằng cho món ăn vốn có nhiều dầu mỡ này.


Bột bánh là bột gạo có pha thêm bột nghệ nhưng không nhiều như bánh xèo miền Tây. Vị thơm giòn của bánh có được là do người nấu chiên trên bếp củi cùng mỡ chài. Thao tác thành thục, thoăn thoắt của người chiên bánh khiến du khách tour Phú Yên Quy Nhơn cũng phải chăm chú. Xoa một chút mỡ chài lên chảo nhỏ, đợi mỡ nóng già thì đổ bột bánh vào, tiếp theo là nhân bánh với tôm, giá, hành lá được lần lượt thêm vào…và đậy nắp. A lê hấp, khoảng hơn 1 phút sau, vỏ bánh vàng ươm và nhân cũng đã chín.

Nếu có dịp đến Quy Nhơn, bánh xèo tôm nhảy là món bạn nên đưa vào danh sách "phải thưởng thức" bởi tôi cam đoan, bạn sẽ khó có thể bắt gặp cái vị này ở một nơi nào khác dọc theo hành trình xuôi ngược Bắc- Nam.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Bánh tôm phố Hội - Thứ quà quê bình dị độc đáo

Gió lạnh vẫn cứ phả vào từng ngõ phố. Lẩn khuất trong những làn gió se sắt ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra hương thơm độc đáo của món bánh tôm, thứ quà quê bình dị...

Tôm là một nguyên liệu bổ dưỡng, giàu can xi để chế biến các món trong bữa ăn gia đình. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân phố cổ Hội An (Quảng Nam) chế biến tôm thành một món ngon lý thú dành cho khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm thập phương.


Tựa mình bên ghế đá yên tĩnh hay thả chân lang thang nơi góc phố lao xao, chỉ một thoáng thôi, du khách sẽ dễ dàng thấy bóng dáng xe bánh tôm của các cô, các chị thoáng qua. 

Đồ nghề rất gọn nhẹ, chỉ cần chiếc xe đẩy với một thau bột chiên, tôm tươi cùng cái chảo to dùng để chiên bánh, vậy là đã sẵn sàng len lỏi vào khắp các ngõ hẻm, phố nhỏ. Khi khách yêu cầu, bằng những món đồ nghề kia, bánh được chế biến ngay tại chỗ. Chỉ trong phút chốc chiếc bánh nóng hổi, thơm nức đã được chuyền tay khách thưởng thức.

Thoạt nhìn du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem tưởng làm bánh tôm đơn giản, nhưng để hoàn thành một chiếc bánh thì phải trải qua nhiều quy trình. Phải chọn bằng được tôm sông, loại vừa mới bắt nơi cửa sông Thu Bồn, to hơn ngón tay trỏ người lớn. Những con tôm thật chắc được mang về làm sạch, để ráo nước cho vào nồi, rắc chút bột canh, cho thêm một ít gừng.


Một nguyên liệu quan trọng nữa là bột chiên. Thứ bột được làm từ hạt bắp bãi bồi xứ Cẩm Nam cùng với bột gạo mới gặt nơi cánh đồng được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi con sông Thu Bồn quanh năm ăm ắp nước. Bột bắp và bột gạo được bàn tay khéo léo và tỉ mẩn của người dân phố Hội trộn theo tỷ lệ phù hợp. Bột sau khi cho thêm ít nước, đánh thật nhuyễn và mịn là có thể bắt đầu chiên bánh.

Cô bán hàng má đỏ hây hây, đặt vài con tôm vào bát bột chiên, nhẹ nhàng lăn sao cho toàn bộ tôm được bao phủ một lớp áo bột mỏng. Đợi khi dầu ăn trong chảo sôi lăn tăn thì nhanh tay thả tôm tẩm bột vào chảo dầu, lật đều hai mặt bánh cho vàng rộm, vừa ăn.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Nét kiến trúc cổ kính của chùa Bửu Lâm

Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang có chùa Vĩnh Tràng là điểm tham quan du lịch Tiền Giang nổi tiếng bởi nét cổ được nhiều du khách biết đến. Nơi đây còn có một ngôi chùa cổ khác, cũng thu hút rất nhiều du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm đến tham quan đó là ngôi chùa cổ Bửu Lâm.


Chùa cổ Bửu Lâm thuộc khu phố 7, đường An Giác, phường 3, thành phố Mỹ Tho. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đi tour du lịch Mỹ Tho Tiền Giang đặt chân đến thăm ngôi chùa cổ này là những hàng dừa xanh vươn cao vút, đầy sức sống kề bên những vườn trái cây sai trĩu quả. Trước cổng chùa Bửu Lâm là những hàng cây dầu cao lớn vươn thẳng lên trời với tán lá xòe rộng, tôn thêm vẻ trang nghiêm của ngôi chùa cổ. Bước vào sân chùa, du khách sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt các loại hoa, cây kiểng được bố trí hàng lối bắt mắt, đủ mọi sắc màu.

Chùa cổ Bửu Lâm được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18. Mảnh đất này là nơi những người dân di cư từ miền Trung vào, trong đoàn đó có một vị ni cô đã lập ra một cái am nhỏ tu niệm, là tiền thân của ngôi chùa. Đến năm 1802 thì chùa được một phật tử xây dựng lại bằng gỗ quý, quy mô rộng hơn cho đến bây giờ.

Đã qua hơn 200 năm, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa Bửu Lâm nhiều lần được trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính ngày trước. Chùa được xây dựng thành 3 phần: Tiền đường, chánh điện và hậu tổ. Tất cả được xây dựng trê một nền cao 1m, và tổng diện tích là 987m2. Mái chùa được lợp ngói hình vảy cá, mặt dựng được trang trí hoa văn rất lạ mắt.


Bước vào gian chánh điện là tượng Phật cao lớn, xung quanh là hàng chục tượng nhỏ làm từ nhiều vật liệu. Ở đây cũng có 9 bộ bao lam được chạm khắc thành nhiều đường nét tinh xảo, cùng nhiều linh vật như rồng, điểu, phượng…

Du khách du lịch miền Tây sông nước còn được tận mắt chứng kiến 12 tấm hoành phi được chạm tứ linh, lưỡng long tranh châu, được khắc nổi rất độc đáo đã trên 100 năm tuổi. Kề đó là nhiều câu đối được trang trí trên cột, khánh thờ, tất cả đều được sơn son thếp vàng, khảm ốc xà cừ rất rực rỡ. Và còn hàng tram di vật quý hiếm khác chờ du khách khám phá.

Chùa cổ Bửu Lâm là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Ngôi chùa cổ này đã trở thành một điểm đến không thể thiếu của nhiều du khách khi có dịp đi du lịch về Mỹ Tho – Tiền Giang.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Vẻ đẹp lặng trầm của thành phố Long Xuyên

Thành phố Long Xuyên – điểm dừng chân hầu như  rất hiển nhiên trong mọi chuyến đi du lịch Châu Đốc An Giang của du khách vậy mà khi nhắc đến, có lẽ nhiều du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm không ấn tượng là mấy. Thực tế thành phố này lại có vai tròn khá quan trọng như một người bạn rất trầm mà du khách luôn gặp gỡ trong chuyến đi đầy sôi động của mình.


Là một thành phố của tỉnh An Giang, Long Xuyên không phải là địa điểm tham quan gần Châu Đốc, cũng không có những điểm tham quan nổi bật như ở thị xã này, không có những chùa chiền linh thiêng như Miếu Bà Chúa Xứ hay Chùa Tây An, cũng chẳng có những cảnh quan tuyệt vời như Núi Ba Thê, Núi Cấm. Chỉ là một điểm dừng chờ đón du khách ghé lại nghỉ ngơi trong hành trình đến với Châu Đốc, thành phố Long Xuyên luôn lặng lẽ với những đóng góp rất âm thầm để làm cho hành trình du ngoạn về miền đất Châu Đốc thêm thi vị hơn. Long Xuyên theo dòng thời gian cũng có nhiều đổi thay và phát triển, nhưng sự thay đổi của thành phố này có những nét rất riêng. Không ồ ạt phát triển như các thành phố khác nằm ở miền Tây sông nước, cũng không trở nên thêm sôi động tấp nập du khách đến thăm như Châu Đốc, Long Xuyên vận hành theo một hương đi dường như trung lập giữa hai ví dụ điển hình như thế, cũng giống như vị trí của thành phố này nằm giữa đoạn đường mà du khách phải trải qua khi muốn đến với Châu Đốc nổi tiếng. Long Xuyên cũng có chợ nổi khá đông đúc, mang đủ những nét đặc trưng của một chợ nổi của miền Tây đông vui náo nhiệt cảnh buôn bán, cũng đón du khách đến tham quan nhưng chẳng khi nào quá vồn vã. Thành phố này cũng có những di tích mang tầm quan trọng quốc gia như Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước rồi Bắc Đế Miếu, cũng có những công trình hiện đại bề thế hay công viên tươi mát với phong cảnh chung quanh hữu tình nằm bên dòng sông Hậu yên lành…Dường như thành phố này chẳng thiếu những điểm đặc trưng để níu chân du khách, song vẫn cứ giữ cho mình một khoảng lặng riêng, trong hành trình tham quan du lịch miền Tây nói chung hay Châu Đốc An Giang nói riêng của du khách du lịch sông nước miền Tây.


Trên các web lữ hành, hầu như các hành trình về thăm Châu Đốc An Giang đều đề cập đến hai từ Long Xuyên, thế nhưng rất ít những câu chuyện thi vị sôi nổi nào được ghi nhận lại về nơi này, ngoài việc du khách dừng lại đây dùng bữa trưa rồi lại tiếp tục lên đường. Nếu như cứ mãi giữ một thái độ lặng thầm như thế thì thật thiệt thòi cho nơi này quá, bởi những điều tươi đẹp của Long Xuyên sở hữu, xứng đáng để mọi bước chân lãng du lưu dấu lại lâu hơn là chỉ nán lại đôi phút rồi đi.

6 ngọn thác xinh đẹp nổi tiếng nhất Lâm Đồng

Đến cao nguyên Lâm Viên, thăm xứ lạnh Lâm Đồng – Đà Lạt quý khách không chỉ thấy đồng hoa, thấy đồi thông mà còn thấy thác. Những ngọn thác gắn hùng vĩ có, nên thơ có đều gắn liền với nơi này tạo nên một nét đặc trung không thể thiếu. Nếu các bạn đang có ý định đi du lịch Đà Lạt hãy đừng bỏ qua những ngọn thác xinh đẹp và nổi tiếng nhất dưới đây

1: Thác Prenn


Có thể nói ngọn thác Prenn này là một cộng chào tự nhiên xinh đẹp mà thiên nhiên đã dành tặng cho thành phố Đà Lạt. Ngọn thác này nằm ở đồi Prenn, trên quốc lộ 20, con đường chính dẫn từ hướng Sài Gòn đến Đà Lạt và cách thành phố 10 km. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm chiếm”, cái tên này mãi nhắc lại cuộc chiến tranh tranh giành và bảo vệ lãnh thổ vào thế kỷ XV – XVII. Ngày nay, ngọn thác này là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Đà Lạt. Du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm có thể tham quan ngọn thác này từ phía sau với cây cầu treo bắt ngang  hai bờ. Một điều thú vị khi ghé thăm ngọn thác này là thưởng thức một trong những món ăn ngon ở Đà Lạt là lẩu cháo cá lóc.

2: Thác Pongour

Thác Pongour  cách Đà Lạt khoảng 50km, là một trong những ngọn tháp hùng vĩ nhất vùng cao nguyên Lâm Viên này với độ cao 40m, rộng hơn 100m và phân thành 7 tầng. Hằng năm vào tháng giêng tại nơi đây đều có tổ chức lễ hội vui chơi ca hát để tưởng nhớ đến truyền thuyết về mái tóc đẹp của người nữ tù trưởng Kanai và bốn con tê giác trung thành. Một trong những lễ hội Đà Lạt được nhiều người quan tâm và theo dõi.

3: Thác Cam ly


Ngọn thác nổi tiếng  này gắn liền với hình ảnh Đà Lạt qua thơ ca và bài hát, là một trong những biểu tượng của thành phố này như Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu… Thác Cam Ly không cao, chỉ khoảng hon 10m nhưng mang một vẻ đẹp dịu dàng rất phù hợp với khung cảnh bãng lãng của sứ sương mù.  Ngọn thác có tên bắt nguồn tự vị tù trưởng K’ Mly, theo thời gian được đọc chệch thành Cam Ly.

4: Thác Datanla

Thác Datanla còn có tên gọi khác là Thác Tiên do tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa tắm suối ở nơi này. Nằm cách Đà Lạt khoảng 5km, là một địa điểm du lịch thu hút được nhiều du khách bởi ngoài cảnh đẹp của dòng nước trắng xóa dội xuống từ  7 tầng đá, thác Dalanta còn mang đến những trò chơi mạo hiểm thú vị như như trèo thác, vượt thác…

5: Thác Dambri


Thác Dambri có nghĩa là thác đợi chờ theo tiếng K’Ho bởi gắn liền với truyền thuyết đẹp về tấm lòng son sắt thủy chung của người thiếu nữ đợi chờ chàng trai mình yêu. Với chiều cao hơn 40m. thác Dambri  là ngọn thác hùng vĩ nhất khu vực. Quý khách tour Nha Trang Đà Lạt 5 ngày 4 đêm có thể đi bộ khoảng 138 bậc thang , đi thang máy hay trải nghiệm cảm giác thú vị tuyệt vời với máng trượt dài 1.650m phục vụ chuyến tham quan. Ngọn thác này cách thành phố Bảo Lộc khoảng 18km.

6: Thác Voi

Nằm trong khuôn viên của chùa Linh Phước, có độ cao gần 30m ngày đêm đổ nước nước trắng xóa lên những tảng đá đen huyền bí nằm dưới dòng thác như những tấm lưng của đàn voi đang trầm mình dưới dòng nước đã khiến ngọn thác này có tên là Thác Voi. Điểm đặc biệt của ngọn thác này là tiếng thác đổ hòa quyện cùng tiếng chuông chùa ngân nga sớm chiều tạo nên một âm thanh kỳ diệu mang đến sự tịnh lặng cho tâm hồn.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của Gành Son

 Du lịch biển Phan Thiết chưa bao giờ ‘hạ sốt’ đối với du khách cả trong và ngoài nước. Thu hút đông đảo du khách mỗi năm, Phan Thiết luôn nỗ lực làm mới chính mình, mở rộng và nâng cấp các địa điểm du lịch, mang lại chất lượng phục vụ, nghỉ dưỡng cao cấp, hấp dẫn. Hãy cùng điểm qua 2 ‘đứa con tinh thần’ non trẻ nhất vừa được ngành du lịch Bình Thuận khai thác, đã nhận được không ít lời khen ngợi từ du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né 4 ngày 3 đêm.

Bãi Rạng


Bãi Rạng, còn gọi là Biển Rạng, là điểm tham quan mới ở Phan Thiết thu hút đông đảo du khách ghé đến. Bãi Rạng nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 15 km về phía bắc, được đánh giá là bãi tắm đẹp nhất hiện nay của tỉnh. Biển tại đây có màu xanh biếc mát mắt với bãi cát trắng trải dài, thoai thoải thích hợp cho du khách nghỉ ngơi, tắm nắng, khu rừng dừa dày đặc toả bóng mát, rì rào theo gió góp phần mang lại làn không khí trong lành, dễ chịu. Đặc biệt trên đường từ trung tâm thành phố đến bãi Rạng có rải rác một số điểm tham quan thú vị và nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận, du khách có thể tranh thủ ghé thăm.

Gành Son – biển Gành Son


Gành Son thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 70 km về phía Bắc. Gành Son dành tặng cho du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né một bức tranh thiên tuyệt mỹ, một bên là lớp lớp những ngọn đồi có màu đỏ đặc sắc, độc đáo mang nhiều hình thù kỳ lạ, một bên là bờ biển trải dài mênh mông, lộng gió. Tuy biển tại Gành Son không thích hợp để tắm như nhiều bãi biển nổi tiếng khác của Bình Thuận, bởi có khá nhiều đá lớn nhỏ, nhưng lại là góc nhìn hoàn hảo để ngắm cảnh bình minh, hoàng hôn trên biển; cũng như là cơ hội cho du khách hoà mình trong nếp sống bình dị, phóng khoáng của các ngư dân tại đây. Một trải nghiệm khá thú vị cho chuyến đi Phan Thiết của du khách thêm phần trọn vẹn.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên Hòn Nưa

Mang dáng vẻ của một hòn đảo hoang sơ cách chỉ vài km đường biển, nằm chệch sang Phú Yên và nghiêng về Khánh Hòa, hòn Nưa như một dấu lặng ẩn mình ở một góc trời rất riêng của Phú Yên. Nếu bạn là người thích khám phá những góc đẹp riêng biệt của thiên nhiên kỳ vỹ, vậy thì tại sao ta không làm chuyến tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên với hành trình khám phá những điều thú vị tại hòn Nưa nhỉ!


Hòn Nưa là một điểm du lịch Phú Yên rất trầm, nằm ở phía nam vịnh Vũng Rô, cách 105 mét so với mực nước biển. Đến đây, bạn sẽ thỏa sức thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hữu tình, được phân làm hai cảnh riêng, một bên là dãy sườn núi dựng đứng, một bên là biển xanh trong vắt. Nhìn từ xa, hòn Nưa trông giống như một khối kỳ vĩ được khoác lên một màu xanh tươi, có nhiều người ví giống như một chú khủng long nhỏ đang nằm ngủ hướng về phía Bắc. Đó cũng là một cách ví von hay. Cảnh quan của đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với núi non hùng vĩ, biển cả xanh trong như ngọc cùng với bao sản vật quý hiếm. Và hòn Nưa cũng đã đón nhận sự kỳ diệu của thiên nhiên ấy như là một món quà mà tạo hóa. Những ghềnh đá cao nối tiếp nhau dựng đứng tạo thành một dáng dấp kỳ vĩ bảo vệ cho bao điều thú vị bên trong hòn Nưa. Phía dưới sâu là những con sóng bạc đầu trắng xóa cả một vùng đang ồ ạt xô bờKhi bước chân lên ghềnh đá, bạn sẽ vô cùng bất ngờ về dấu vết chân của người khổng lồ, cho dù trải qua hàng vạn năm bị bào mòn theo năm tháng bởi lớp sóng biển nhưng những phiến đá này vẫn còn có nét y nguyên hình dạng bàn chân và trải khắp nơi. Do đó, bạn sẽ có cảm giác như mình đang bị lạc đến một vùng đất thần kỳ y như trong câu truyện “Alice lạc vào xứ sở thần tiên”. Có biết bao truyền thuyết lấy dấu chân khổng lồ làm điển tích cho câu chuyện cổ tích, từ Sọ Dừa đến Thánh Gióng đã đi vào tâm thức của nhiều người dân Việt. Và có lẽ tuổi thơ cũng đã được nuôi dường từ đây mà lớn dậy.

Bất chợt đặt chân đến các vách  đá từng đàn chim yến bay chao đảo trên cả một vùng trời, chúng làm tổ ở những nơi cheo leo, hiểm trở như các hang sâu và hòn Nưa là một địa điểm rất thích hợp. Đối với những ai thích leo lên những vách đá cao, thì hòn Nưa sẽ làm bạn hài lòng nhất về độ cao của các vách đá từ 80 mét tính từ mặt biển. Trên hòn Nưa có ngọn Hải Đăng Hòn Nưa là điểm sáng để hướng dẫn cho tàu thuyền của các ngư dân và trạm gác của công  ty yến sào Khánh Hòa. Khi lên đến ghềnh đá cao nhất bạn sẽ thấy sự kỳ diệu mà thiên nhiên dành tặng cho hòn Nưa là một hồ nước ngọt nằm sâu ở phía dưới,vây xung quanh là những ghềnh đá cao chót vót. Nếu mang theo đồ để lặn thì khi bắt đầu lặn xuống tầng biển sâu du khách tour Phú Yên Quy Nhơn sẽ thấy những rạn san hô có màu sắc, hình dáng đẹp lạ kỳ cùng với các chú cá đủ màu sắc sặc sỡ bơi quanh, nối đuôi nhau bơi lượn. Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, cả vùng trời như nhuốm màu đỏ rực lung linh, huyền ảo, đâu đó mùi hương của món cá, mực nướng thoảng bay theo cơn gió như thúc giục cho một buổi chiều tối ấm áp mang đậm hương vị biển hòa cùng với tiếng hát, tiếng đàn ghita của những con người trẻ tuổi.


Đến với hòn Nưa, tận hưởng hương gió biển mang lại, hòa cùng với không khí trong veo, thiên nhiên hoang sơ như vốn dĩ nó đã có từ bao giờ càng thổi thêm luồng sinh khí mới vào cuộc sống của bạn. Trải nghiệm, khám phá tại đây bạn sẽ chạm vào một cảm giác tuyệt vời với thiên nhiên hoang sơ tuyệt vời, một “Hòn Nưa ngoài biển nhấp nhô,  Vách đá dựng đứng sóng xô mấy từng”.

Nét bình dị mộc mạc của mũi Ông Cọp

Hà Tiên là vùng đất giàu cảnh quan, điều này không có ai có thể phủ nhận. Hay nói hành trình du lịch Hà Tiên là hành trình về thăm vùng đất thập vịnh cảnh, chắc chắn cũng không ai có thể bỏ qua nét đẹp đầy thơ, truyền lại từ câu chữ mà quên không gửi lại chút bình đầy háo hức. Dù vậy, ngoài những cảnh quan đã là nổi tiếng, Hà Tiên còn nhiều những vẻ đẹp mộc mạc, gắn với những câu chuyện li kì mang tính nhân văn ví như mũi Ông Cọp chẳng hạn.


Mũi Ông Cọp hay còn được gọi là núi Ông Cộp hoặc Mũi Cồm Cộp, ngay từ cái tên đã khơi gợi nét bình dị rất riêng của Hà Tiên. Trước khi là địa danh được nhắc đến nhiều trong danh sách các điểm du lịch Hà Tiên, Mũi Ông Cọp lặng lẽ một rặng núi nhỏ, lá cây xanh chen lẫn đá ven con đường dốc nhỏ ngoàn ngoèo. Quanh năm gió thổi, ngày đêm cây cỏ rung lá như lẽ thường của tự nhiên mà du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm cũng bắt gặp trong thiên nhiên rộng lớn, Mũi Ông Cọp cũng chỉ có thế, tồn tại trong cuộc sống của người Hà Tiên với dáng vẻ một người bạn chân thành. Có một điều, sự mộc mạc chân thành ấy, sống mãi với người Hà Tiên như một câu chuyện đầy tình tiết li kì qua ngày tháng không ngừng hấp dẫn, ấy chính là câu chuyện gắn với cái tên núi về một ông cọp thần, bắt người đi ngang qua núi rồi mang về tận nhà mà thả. Phảng phất dư vị từ chuyện dân gian đượm những nét hư cấu, song lại trở thành câu chuyện ấy như một lời động viên lữ khách, nếu như có đi qua khu vực vắng lặng đầy vi vu gió thổi này, có chăng chút lo âu thì cũng tự trấn an mình được, về một ông cọp thần chỉ cứu người chứ không hại người, cũng như mẹ thiên nhiên, có thả mưa giầm hay đẩy đưa gió thổi, cũng chỉ là lẽ thường tình trong đất trời chứ chẳng phải để làm tổn hại con người.


Về thăm Hà Tiên mới biết, những câu chuyện gắn liền địa danh như Mũi Ông Cọp không chỉ có một mà là rất nhiều. Có đi mới thấy và có nghe mới biết, dẫu là ở cung đường du ngoạn nào của Hà Tiên, du khách tour miền Tây Nam Bộ xa gần cũng có thể cảm được nét duyên của vùng đất này. Cũng như, có nghe chuyện kể, thì mới biết mới hiểu cái hồn quên chân chất và nền nã, lại đậm tính nhân vân, luôn tỏa khắp bốn bề không gian đầy gió đầy nắng của đất Hà Tiên này.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Nét thi vị lặng lẽ của làng nổi cá bè Châu Đốc

Ai có dịp đi du lịch miền Tây, đều có những trải nghiệm thú vị gắn với miền sông nước này với những nét đặc trưng độc đáo, mà ngoài vùng này ra ít nơi nào có được. Ghé lại Cần Thơ, thích thú với chợ nổi Cái Răng hay chợ nổi Phong Điền, thì khi dừng chân thăm Châu Đốc, không khỏi những phú bâng khuâng khi ngắm Làng nổi cá bè Châu Đốc, dập dềnh trên dòng Hậu Giang.


Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, ngược dòng sông Hậu, du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày sẽ thấy Làng nổi cá bè Châu Đốc – một trong những điểm du lịch Châu Đốc khá đặc biệt,  mà rất nhiều người hay nhắc tới. Dọc dòng dông, có những căn nhà nổi, cùng những bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài cây số. Nếu về hướng huyện Châu Phú thì làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất những nhà nổi quy tụ lại là ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km. Châu Đốc nổi tiếng với việc phát triển nghề nuôi cá basa, nghề nuôi cá nay vẫn được xem là triển vọng này đã có vài chục năm tuổi, đến hiện tại vẫn không ngừng gia tăng số lượng bè cá, đấy cũng là lý do dễ hiểu, tại sao Làng nổi cá bè Châu Đốc luôn xôm tụ và ngày thêm đông đúc. 

Mỗi hộ gia đình trong làng bè đôi khi không chỉ có một bè cá, mà có đến vài bè cá, thậm chí là cả chục bè hay hơn. Nếu như xưa nơi những bè cá này, làng nổi này chỉ là nơi trú ngụ bình dị lặng lẽ của những hộ dân theo đuổi nghề nuôi cá basa, thì nay nơi này đã khác hơn, còn là điểm tham quan lý thú mà rất đông đảo du khách từ bốn phương muốn đến khám phá, có cơ hội tìm hiểu về nghề và cuộc sống của bà con ở đây. Điều thú vị của Làng nổi cá bè Châu Đốc nằm ở chỗ, du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm không chỉ được tiếp cận nghề nuôi cá basa, biết thêm nhiều điều lý thú về loài cá này, cũng như quá trình nuôi chăm cá, mà còn được trải nghiệm chút ít những khoảnh khắc đời thường đáng trân trọng của những cư dân gắn bó với nghề, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, để làm giàu cho gia đình và cho chính vùng sông nước Cửu Long này.


Người ta thường nói, về Cần Thơ không ghé thăm chợ nổi một lần, thì như mất đi một nửa ý nghĩa của hành trình khám phá. Tương tự, với những chuyến du lịch đến Châu Đốc cũng thế, nếu không ghé lại Làng nổi cá bè Châu Đốc, thì coi như hành trình tham quan đã mất cả hơn nửa sự thi vị cần có ở nơi này.

Điểm nhấn kiến trúc độc đáo của hội quán Ngũ Bang Hội An

Trong các tour du lịch Hội An, đến thăm hội quán người Hoa ở phố cổ nổi tiếng của miền Trung dường như đã trở thành một hành trình hiển nhiên. Hội quán tiêu biểu để tham quan và được xem là nhiều tuổi nhất ở nơi này là Hội quán Ngũ Bang tọa lạc ở 64 Trần Phú.


Là một trong những điểm du lịch Hội An quan trọng, Hội quán Ngũ Bang từ lâu đã là một công trình kiến trúc mang nhiều ý nghĩa, giúp du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm khám phá được nhiều điều về văn hóa sinh hoạt của cộng đồng người Hoa ở Hội An từ nhiều thế kỷ trước. Còn có tên gọi là Hội quán Dương Thương hay Trung Hoa Hội Quán, Hội quán Ngũ Bang được hình thành để làm nơi sinh hoạt cộng đồng sôi nổi của người Hoa ở Hội An thời đó. Cái tên Ngũ Bang ra đời có lẽ do tại thời điểm này có 5 bang hội người Hoa được quy tụ về đây gồm người Gia Ứng, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và  Hải Nam. Các thương gia người Hoa này có quê gốc khác nhau, nhưng đã hình thành một điểm sinh hoạt văn hóa chung, hội họp đồng hương, cùng thờ cúng, cũng như tạo điều kiện gắn kết để cùng phát triển kinh tế buôn bán ở nơi đất khách. Hội quán Ngũ Bang được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của hội quán người Hoa, nhưng pha trộn một số điểm nhấn của phong cách kiến trúc địa phương Hội An, khiến cho công trình vừa mang nét đặc sắc riêng vừa không tách rời tính hội nhập. Về chức năng thờ tự, Hội quán cũng như những hội quán người Hoa khác, là thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, mà trong văn hóa tâm linh tinh thần của người Hoa, Bà được xem như vị thần biển linh thiêng, luôn che chở cho thương nhân khi đi lại trên biển, để họ đến nơi buôn bán an toàn.


Có dịp đi du lịch tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem, ghé thăm các hội quán của người Hoa đặc biệt là Hội quán Ngũ Bang mới thấy, hội quán này đã có những đóng góp ý nghĩa thế nào trong văn hóa kiến trúc của Hội An. Chính những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa người Hoa nơi các hội quán, cộng hưởng với văn hóa địa phương trong sự cởi mở, tạo nên một thương cảng thịnh vượng với chức năng là trung tâm mậu dịch quan trọng một thời, cò nền văn hóa giàu có và khá phong phú về đời sống tinh thần.

Cảnh quan tuyệt vời của đường mòn Vọng Hải Đài

Đường mòn Vọng Hải Đài – một cung đường vừa quen vừa lạ trong những hành trình tour du lịch Huế. Song hành trình chinh phục cung đường này, cũng là một trong những trải nghiệm rất đáng giá mà du khách du lịch Huế 5 ngày có được khi có dịp đến với Huế và chinh phục vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Bạch Mã.


Đường mòn Vọng Hải Đài Những người từng có kinh nghiệm du lịch Huế và biết về Vườn Quốc gia Bạch Mã, hầu như ai cũng có ấn tượng rất sâu đậm với chặng đường mòn Vọng Hải Đài, bởi đoạn đường này có đích đến là Vọng Hải Đài, ngôi nhà có dáng dấp kiến trúc phương Tây, cũng đã nhuộm màu thời gian, nằm lặng lẽ nơi đỉnh núi Bạch Mã ở độ cao hơn 1.400m, nơi du khách có thể ngắm toàn cảnh Bạch Mã ở những góc độ tuyệt vời nhất. Trong các chặng đường mòn ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, đường mòn Vọng Hải Đài được xem là hành trình dễ thở nhất với du khách, tuy nhiên chặng đường cũng không phải dễ chinh phục, nhất là đối với những ai không quen địa hình rừng núi. Mặc dù đường đi được trải bằng đá granit và dài chưa tới 1000m, song cũng dễ khiến người đi bộ phải đổ mồ hôi vì độ dốc. Cái thú chinh phục đường mòn Vọng Hải Đài cũng khá đặc biệt. Đầu tiên là ngoạn cảnh tuyệt vời dọc đường đi, tuy chặng đường không quá dài, song đẹp và đượm chút mênh mang sâu lắng rất khó tả. Lá xanh rung trong gió như thêm âm hưởng thi vị đặc trưng của núi rừng, đâu đó thỉnh thoảng tiếng chim hót vang vọng, hay tiếng nước thác chảy gần rồi lại xa thật thú vị biết bao nhiêu. Đến khi đi hết đường mòn, Vọng Hải Đài hiện ra trước mắt như vỡ òa những thổn thức. Tâm trạng hứng khởi, trộn lẫn cả những xáo trộn bâng khuâng của du khách khiến cho bốn bề Bạch Mã như càng giống ảo mộng hư thực. Phần thưởng của chuyến đi chinh phục đường mòn Vọng Hải Đài, luôn luôn là những khoảnh khắc bất ngờ, dù đã biết trước ấy là phần thưởng gì. Không chỉ là ngắm mà du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem như có thể chạm cả tay vào mây trắng bay, điểm dừng cuối cùng của đường mòn Vọng Hải Đài cũng chính là điểm kết thúc một hành trình chinh phục, và là nơi để tận hưởng, để chiêm ngưỡng, để ngắm nghía mê say bức tranh phong cảnh hoàn hảo của đất trời từ đỉnh cao ngất ngưởng của Bạch Mã.


Điểm du lịch Huế đâu chỉ có những điểm đến mang đầy hồi ức lịch sử, mà còn có cả những hành trình chinh phục đầy háo hức như cung đường mòn Vọng Hải Đài, dẫn đưa du khách đến những khoảnh khắc không thể quên được trong đời. Những khoảnh khắc được ngắm Huế trọn vẹn từ xa, từ trên cao, trọn vẹn khung cảnh vừa thực vừa hư ảo, trong bốn bề núi rừng trùng điệp, thấp thoáng là mây, thấp thoáng là đầm phá, là vịnh, là những ngôi nhà nhỏ nâu thẫm như những chấm nhỏ, điểm xuyết tuyệt vời cho bức tranh xanh tươi của thiên nhiên hùng vỹ.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Những món ăn đặc trưng của đất Huế mộng mơ

Vốn là vùng đất kinh kì nên ẩm thực xứ Huế rất độc đáo. Người chế biến không chỉ giỏi mà còn tinh tế khi kết hợp các hương vị để tạo ra những món ăn ngon, không thể lẫn với các vùng miền khác. Dưới đây là những món ăn đặc trưng của vùng đất Huế mông mơ.

1. Bún bò Huế

Mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng đều có bún, tuy nhiên bún bò Huế lại mang hương vị rất riêng. Mỗi tô bún sẽ có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Khi dùng bún, người dân địa phương thường cho thêm mắm ruốc vào bát bún và ăn kèm với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ. Bún của Huế rất khác biệt, to hơn sợi bún ở miền Bắc.


Bạn hãy đến Huế để thưởng thức một tô bún đang bốc khói với những sợi bún trắng, những viên mọc, miếng móng giò mềm nhừ và thịt bò. Du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem sẽ thấy vô cùng thích thú khi vừa ăn cay, ngọt và béo của nước dùng vừa cảm nhận độ nóng hổi của tô bún. Chắc chắn bạn sẽ không thể quên được cảm giác tuyệt vời đó.

2. Bánh ram ít

Bánh ram ít được những người phụ nữ Huế kết hợp từ hai loại bánh ram và bánh ít. Khi thưởng thức bánh ram ít, bạn sẽ thấy vừa giòn vừa dẻo, béo nhưng không ngấy.

Phần bánh được làm từ gạo nếp, ở giữa hai phần bánh ram và bánh ít được kẹp tôm nguyên con và thịt ba chỉ băm nhỏ, trộn cùng một chút gia vị cho món bánh thêm đậm đà. Vì được hấp nên phần bánh ra và bánh ít dính vào nhau, nên thực khách có thể dễ dàng thưởng thức.

Khi ăn, người dân địa phương thường chấm bánh với nước mắm chua ngọt, được pha chế bằng công thức đặc biệt, làm “dậy lên” hương vị thơm ngon của món bánh.

3. Chè Huế


Vùng đất cố đô Huế có rất nhiều loại chè khác nhau, thậm chí bạn sẽ chẳng thể thưởng thức hết được tất cả các loại chè. Mỗi loại đều mang hương vị riêng biệt, nhưng đều thơm ngon, níu chân thực khách. Nếu thích vị ngọt bùi, thơm mát, bạn có thể chọn chè hạt sen, chè đậu xanh, còn nếu thích trái cây thì chè xanh dứa, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè bông cau là lựa chọn tuyệt vời.

Trong các món chè của Huế thì chè bắp luôn dành được nhiều lời khen của thực khách. Từng hạt bắp ngọt, bùi, thơm ngon đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người ăn.

Thực khách có thể thưởng thức các món chè đặc trưng của xứ Huế ở chợ Đông Ba, quán chè Hẻm (đường Hùng Vương), quán Mợ Tôn Đích (Công viên Thương Bạc, ngã 3 Đinh Tiên Hoàng – Trần Hưng Đạo) hoặc Cồn Hến.

4. Bánh canh

Bạn có thể thưởng thức bánh canh ở nhiều vùng miền trong cả nước, tuy nhiên, bánh canh Huế có hương vị đặc trưng riêng có. Bánh được nấu bằng bột mì với cá và da heo, hoặc với thịt băm nhỏ vo viên… Công đoạn chế biến khá đơn giản: nước dùng đun sôi trong nồi, bột nhào xong cán thật mỏng quanh một ống nhôm tròn làm thớt, sau đó dùng dao xắt thành từng con nhỏ, rơi vào nồi nước nóng. Khi bột vừa chín tới, người nấu sẽ vớt ra tô, chế nước dùng có thịt heo, cá và hành thái nhỏ, chêm gia vị vào rồi ăn nóng.

Làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang là nơi bán cháo bánh canh truyền thống. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua bánh canh Huế ở Vỹ Dạ, chợ Ðông Ba…

5. Bánh khoái


Nếu một lần đến với Huế, du khách du lịch biển Lăng Cô hãy dừng chân để thưởng thức bánh khoái, tận hưởng hương vị ẩm thực Huế. Bánh khoái được làm bằng bột gạo. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị ngậy của mỡ, mùi thơm của bánh cùng sự cuốn hút của thịt bò nướng, tôn và giá đỗ.

Một phần làm nên sự hấp dẫn của bánh khoái chính là nước lèo. Khi ăn, thực khách sẽ chấm bánh vào nước lèo – thứ nước được chế biến cầu kì, quyết định đến chất lượng của bánh. Ở Huế, bánh khoái Thượng Tứ đã tồn tại 40 năm nay, đã và đang trở thành nét đặc trưng của ẩm thực địa phương.

Những món ăn vặt trên đây đã góp phần tạo nên nét đẹp trong ẩm thực Huế. Bởi vậy, nếu có dịp đến Huế, bạn hãy dành thời gian thưởng thức những món ăn ngon này. Bạn sẽ có một chuyến du lịch trọn vẹn.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Những món quà mang đậm hương vị Nha Trang

Đến với thành phố biển Nha Trang, sau hành trình khám phá, trải nghiệm những địa điểm du lịch, bạn đừng quên lưu giữ lại hương vị nơi đây bằng những món quà đặc sản Nha Trang.

1. Chả cá Nha Trang

Chả cá chính một món ăn đặc sản Nha Trang. Đây là sự kết hợp của các loại cá tươi không xương hoặc ít xương như: cá thu, cá mối, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ,…với những loại gia vị bí truyền. Tất cả đã tạo nên những miếng chả cá thơm ngon, mềm mịn và hơi dai mà không nơi đâu có được.


Chả cá Nha Trang có 2 loại: Hấp hoặc rán. Tùy theo sở thích, du khách du lịch Nha Trang 3 ngày 2 đêm có thể mua 1 trong 2 hoặc cả 2 loại. Nếu ở xa, du khách nên mua chả cá rán, để không bị ôi thiu khi vận chuyển. Còn nếu muốn mua chả cá hấp thì bạn nên bảo quản trong thùng xốp có chứa đá để tránh bị hỏng.

Đặc biệt, khi mua món ăn đặc sản Nha Trang này, du khách nên hỏi thăm người dân hoặc những chủ quán bán bún chả cá để có thể mua được tận xưởng.

2. Yến sào Khánh Hòa

Từ lâu, Yến Khánh Hòa đã nổi tiếng khắp cả nước. Do đó không lạ gì khi du khách chọn đặc sản nổi tiếng này làm quà. Để mua được yến sào ngon chính hiệu, du khách nên đến Đảo Yến (Vịnh Nha Trang, Khánh Hòa). Đặc biệt, tại đây du khách còn được thăm quan, khám phá các loài yến, cách chúng là tổ và nhất là được xem công nhân khai thác tổ yến. Đây là một trải nghiệm thú vị, khách tham quan vừa được khám phá vừa mua được quà ngon.

3. Mực một nắng và mực rim me


Nếu đã nhắc đến những món quà đặc sản khi du lịch Nha Trang thì bạn không thể không kể đến mực một nắng và mực rim me nổi tiếng.

Mực một nắng ở Nha Trang rất ngon, lại to, ngọt và giá cả cũng tương đối rẻ. Nếu biết mặc cả, du khách còn mua được giá rất rẻ với số lượng nhiều. Ngoài mực một nắng, du khách cũng nên mua mực rim me Nha Trang về làm quà. Hương vị chua chua, cay cay lại hơi ngọt ngậy và dai rất thích hợp cho những cuộc trò chuyện lai rai.

Để mua được mực một nắng ngon, du khách hãy đến những làng chài ven biển Đại Lãnh hoặc khu Chợ Đầm.

4. Bong bóng cá

Món quà lạ miệng khi du lịch Nha Trang nên mua này chắc chắn sẽ làm người nhận quà cảm thấy thích thú. Bởi bong bóng cá có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và rất lạ miệng. Điều đặc biệt là món ngon này chỉ có ở Nha Trang.

Thông thường, bong bóng cá thường được lấy từ cá đường, cá lạc, cá chẽm,…bởi chúng sẽ có độ to, mềm, dai và nhiều dinh dưỡng hơn những loại cá khác.

Để bảo quản, người dân Nha Trang thường đem sấy khô hoặc chiên sơ. Vì vậy. khi chế biến, bạn cần ngâm nó trong nước có pha chút rượu trắng và gừng để làm mềm và loại bỏ mùi tanh.

5. Bánh xoài Nha Trang

Thành phố Nha Trang có rất nhiều loại bánh để du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm mua về làm quà. Tuy nhiên, bánh xoài vẫn được nhiều người yêu thích nhất. Loại bánh này được chế biến khá đơn giản.


Người dân địa phương chọn những quả xoài chín, cất lấy nước cốt rồi đem nấu cho đến khi hỗn hợp hơi quánh lại thì tắt bếp. Sau đó, họ trải một miếng nhựa mỏng ra nong, nia to rồi đổ hỗn hợp này lên trên, vừa đổ vừa nhanh tay dàn mỏng. Cuối cùng, bánh xoài được đem phơi nắng cho đến khi không dính tay là được.

Vừa ngon, lại vừa có thể để được lâu mà không cần bất kỳ loại chất bảo quản nào, bánh xoài Nha Trang xứng đáng là đặc sản nên mua khi du lịch Nha Trang.

Nha Trang còn rất nhiều đặc sản Nha Trang để du khách mua làm quà. Trên đây là 5 loại đặc sản ngon và đặc trưng nhất của thành phố này.

Cảm nhận hương vị dân dã của bánh khọt Vũng Tàu

Vũng Tàu từ lâu đã được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình. Bên cạnh phong cảnh hữu tình, Vũng Tàu còn nổi tiếng với ẩm thực. Đặc biệt, khi nhắc đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn không thể không nhắc đến món bánh khọt, một món ăn đặc sản vô cùng bình dị và dân dã nhưng mang đậm hơi thở riêng biệt nơi đây.

Khám phá hương vị độc đáo món ăn dân dã

Người dân địa phương gọi là bánh khọt bởi khi lấy bánh ra khỏi khuôn, người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên, muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”.


Tiềm năng phát triển của du lịch Mũi Né Bình Thuận

Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm từ một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa hay bất cứ một thứ bột nào khác.

Chế biến bánh khọt quan trọng nhất vẫn là ở khâu pha bột, đòi hỏi một bí quyết riêng cũng như sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp, đây chính là công đoạn quyết định đến vị ngon của bánh. Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc, bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng và không ngon. Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.

Đặc biệt, muốn bánh ngon thì bột phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy bột mới không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon.

Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Tôm được cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch rồi để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho những chiếc bánh khọt thơm ngon này. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn.

Đổ bánh khọt như thế nào để được vàng đều, giòn ngon, đó cũng là cả một nghệ thuật lớn, đòi hỏi sự khéo léo từ đôi bàn tay của người đầu bếp. Bánh khọt được đổ trong những chiếc mâm bằng nhôm hoặc bằng inox, bên trên bề mặt khuôn được tạo hình lõm nhỏ bằng chiếc bánh.

Trước khi đổ bánh, người đầu bếp đặt khuôn lên bếp cho nóng, sau đó dùng mỡ heo thoa đều lên các khuôn, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp lại chờ đến lúc bánh chín.

Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Khi ăn bánh khọt Vũng Tàu, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi.

Bạn gắp một cái bánh khọt cho vào một lá cải bẹ xanh to, cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm, sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận hết những gia vị tuy rất dân dã nhưng cực ngon.


Những ấn tượng sâu sắc của tour du lịch miền Tây giá rẻ

Thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… thoáng một cái bạn đã ăn hết cả chục chiếc bánh.

Mùi vị của bánh khọt ở điểm du lịch Vũng Tàu vô cùng đặc trưng, vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện cùng cảm giác béo ngậy của mỡ và vị thơm của hành tất cả tạo nên một món ăn khiến bạn không thể nào quên.

Ẩn chứa sâu bên trong những chiếc bánh khọt giản dị đó là cả một nghệ thuật và tinh tế không dễ diễn đạt bằng lời. Có thể nó nằm trong cách pha chế bột cực kỳ khéo léo, hoặc chứa đựng ở nhân bánh được chế biến từ hải sản tươi ngon rất sẵn của biển Vũng Tàu. Cũng có thể hương vị đặc biệt ấy nằm ở món nước chấm đậm đà được pha chế từ nước mắm chính hiệu của địa phương.

Một buổi chiều lộng gió, được ngồi bên đĩa bánh khọt nóng hổi, thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn vừa ngắm cảnh đẹp của thành phố biển khi chiều về thì không còn gì bằng. Và nếu một lần đặt chân đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn đừng quên thưởng thức món bánh khọt bình dị ngon nức tiếng, vị bánh dân dã, đậm nghĩa, đậm tình của con người mảnh đất này.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Thưởng thức nem ram tôm giòn rụm của Bình Định

Được làm từ những con tôm đất tươi, rán vàng ruộm, nên khi ăn nem ram bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, giòn tan trong miệng.

Nem ram tôm là một trong những món hấp dẫn thực khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên khi đến Bình Định. Với cách chế biến nhìn qua giống như gói nem của người miền Bắc, nhưng miếng nem tôm ở đây nhỏ hơn, chỉ bằng ngón tay út, bên trong không quá nhiều nhân, cộng thêm hương vị khác biệt, giòn tan.


Để làm món tôm ram nem, người ta phải chọn những con tôm đất còn tươi được nhặt sạch đầu đuôi, tẩm ướp gia vị cho ngấm rồi quết nhuyễn cùng thịt ba chỉ bằng cối đá. Mộc nhĩ cũng được ngâm cho nở rồi xắt thành những sợi nhỏ trộn đều cùng tôm, thịt và hành băm nhỏ, nước mắm, đường, thêm chút hạt tiêu cho dậy vị. Ngoài ra người chế biến còn trộn cùng một ít bì lợn xắt sợi nhỏ để khi làm nem có độ dẻo dính nhưng vẫn dai.

Nghe thì đơn giản như vậy nhưng cách chế biến mới là khâu quan trọng, làm sao để nem giòn rụm mà vẫn giữ được vị tôm đặc trưng.

Khâu gói cũng tỉ mẩn không kém, người làm phải gói vừa tay, không bị lỏng cũng không quá chặt khiến lúc rán có thể bị vỡ. Cho những miếng nem vào trong chảo dầu đã sôi, để lửa nhỏ liu riu cho nem chín đều bên trong và chuyển sang màu vàng ruộm, tỏa mùi thơm nức.

Nem được ăn kèm với rau thơm, chấm nước mắm pha chua, cay, ngọt đậm đà, đủ vị. Chấm ngập chiếc nem vào thứ nước sóng sánh, du khách tour Quy Nhơn Phú Yên cảm nhận vị tôm giòn tan vỡ vụn trong miệng, mùi thơm quyện lẫn mộc nhĩ lan tỏa, ăn hoài không biết chán. Chỉ nhìn vào đĩa nem được bày ra cũng đủ thấy chất “sành điệu”, kỹ càng trong cách ăn uống của người đất võ.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Những món ngon nức tiếng đất Cảng

Bánh đa cua, lẩu cua đồng, bánh cuốn, bánh mì que… đã trở thành những món ăn hấp dẫn với cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách.

Tại mảnh đất cảng thân thuộc, có rất nhiều món ăn không chỉ được người dân nơi đây ưa chuộng mà còn nổi tiếng nhiều vùng miền, làm nên niềm tự hào cho người dân thành phố hoa phượng đỏ. Dưới đây là các món ngon Hải Phòng mà những thực khách du lịch Tuần Châu Cát Bà không thể không một lần nếm thử khi có cơ hội đến nơi đây.

Bánh đa cua


Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất cảng. Mỗi bát bánh đa là sự tổng hòa các màu sắc phong phú màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.

Bánh đa cua muốn ngon phải dùng chính bánh đa đặc sản của làng Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng) nổi tiếng dẻo dai, ngâm nước lâu cũng không nát. Tương ớt ăn kèm tuy chỉ là yếu tố phụ cũng là loại đặc biệt, được chế biến theo một vài cách thức gia truyền.

Người Hải Phòng ăn bánh đa cua vào tất cả các bữa. Món ăn ngày nay đã nức tiếng khắp nơi, trở thành niềm tự hào của người dân đất Cảng, giống như phở của người Hà Nội hay bún bò đậm đà xứ Huế.

Bánh mì que

Bánh mì que hay còn gọi là bánh mì cay là chiếc bánh nổi tiếng của ẩm thực Hải Phòng. Hình dạng bánh thuôn dài, nhỏ chỉ độ 1/3 hay 1/5 chiếc bánh mì thông thường nhưng nổi tiếng với vị giòn ngon độc đáo. Bánh mì que đúng kiểu thường ăn với pate gan và rau thơm thái nhỏ, không thể thiếu tương ớt “chíu trương” – thứ làm nên vị cay đặc trưng của bánh mì Hải Phòng.

Bánh cuốn


Đây là món đặc sản nổi tiếng tại Hải Phòng, thực khách sẽ dễ dàng tìm được các quán thơm ngon đặc trưng vào buổi sáng. Bánh ngon là phải được tráng mỏng, rắc ruốc và hành khô lên, khi ăn sẽ ăn kèm với nước chấm mắm ninh xương, có thể thêm dấm ớt. Ngoài ra nếu thực khách tour đi Cát Bà không thích ăn kiểu bánh chay, có thể thêm nhân thịt cho hương vị thêm đậm đà, ăn kèm chả hoặc chả viên làm từ thịt nạc.

Bún tôm

Bún tôm cũng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng, có nguyên liệu chủ đạo là bún và hải sản (thông thường là tôm). Bún phải là loại bún sợi to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn non, chân giò. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá. Tuy mỗi nơi có cách biến tấu khác nhau nhưng nguyên liệu nhất thiết phải có một vài món xuất xứ từ vùng biển Hải Phòng thì mới được coi là bún tôm chuẩn.

Nem cua bể


Đây cũng là một trong những món đặc sản hấp dẫn của Hải Phòng với hương vị không lẫn với nơi nào khác. Ngoài những nguyên liệu thông thường của món nem miền Bắc, nem cua bể có thêm sự có mặt của thịt cua bể, cũng là một trong những đặc sản của vùng biển quê hương.

Chiếc bánh đa nem tuy giản đơn nhưng cũng phải là loại bánh tráng sản xuất theo phương pháp truyền thống địa phương, gói bọc nhân nem rồi gấp thành miếng vuông vức đẹp mắt, khi chiên lên vẫn còn nguyên hương vị đặc trưng của cua bể. Nem có thể chấm với nước chấm hoặc ăn kèm bún và rau sống.

Lẩu cua đồng

Cua đồng tuy không phải là đặc sản vùng biển nhưng lẩu cua đồng chế biến theo kiểu Hải Phòng vẫn có những đặc trưng không thể trộn lẫn với nhiều nơi khác. Nước dùng lẩu cua Hải Phòng rất đậm đà và nhiều gạch, ăn kèm với bánh đa đỏ và chả cá biển đều là “chính hãng” đất cảng. Ngoài vị ngon, lẩu cua Hải Phòng còn khá rẻ so với món tương tự ở Hà Nội hay một vài nơi khác.

Vị ngon trứ danh của sò huyết đầm Ô Loan

Về miền đất Phú Yên có hai món du khách nhất định không thể bỏ qua là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết đầm Ô Loan. Trong đó, món sò huyết ở đây hiếm chỗ nào có thể sánh bằng. 

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất này có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu… nhưng điều làm nên thương hiệu ở đây chính là sò huyết. Sò huyết đầm Ô Loan có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà. Danh tiếng của món này không chỉ gói gọn riêng đất Phú Yên, mà nhiều du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên từ tỉnh khác hay nước ngoài khi ghé đến cũng đều tìm sò huyết để thử qua.


Sò huyết đầm Ô Loan to hơn nhiều so với nơi khác, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm, nấu cháo…

Để thưởng thức đủ vị ngon trứ danh của món này, bạn nhất định phải tìm đến đúng nơi để mua sò. Sò khi đó vừa được bắt lên, đem đi rửa sạch, chà lớp vỏ bên ngoài để không bị đóng cát, cặn. Tiếp đó tùy theo món mà chế biến hợp lý, nhưng nhiều người dân Phú Yên thường chọn rang muối ớt do vừa giữ được con sò nguyên vẹn, vừa có vị đậm đà dễ ăn.

Đặt chảo muối ớt lên bếp vặn lửa, đổ khoảng 20-30 con sò vào rang. Đảo liền tay cho đến khi muối khô lại, bám vào những con sò huyết và chúng cũng há miệng ra dần. Lúc này, người chế biến chỉ việc bắc chảo xuống, cho sò huyết vào đĩa và đem ra phục vụ khách.


Du khách tour du lịch Phú Yên có thể thưởng thức món này ở các quán ven đường thuộc tỉnh Phú Yên hoặc đi về phía Bắc đầm Ô Loan, có khu ẩm thực cầu An Hải với nhiều kiểu nhà hàng nổi trên mặt nước. Giá một đĩa sò huyết vào khoảng 20.000-30.000 đồng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử theo thuyền câu của ngư phủ ra chơi đầm khi màn đêm buông xuống. Sò huyết có thể được bắt và nướng ngay trên thuyền. Khi đó, bạn có thể vừa ăn sò huyết, vừa có thể nói đủ thứ chuyện và ngắm trời mây non nước, cảm giác thật sự rất thi vị.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Tận hưởng nét hoang sơ mát dịu trong lành của bãi biển Quan Lạn

Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, như bức tường thành ngăn sóng gió từ biển khơi bảo vệ cho cư dân.

Đảo Quan Lạn thuộc tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ, toàn đảo có diện tích 11 km2, trên đó cư dân sống trong 8 thôn làng. Đảo Quan Lạn trải dài theo hướng đông tây, từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót với những ngọn núi cao phía đông, tạo nên như bức tường thành ngăn sóng gió từ biển khơi bảo vệ cho cư dân.


Từ Hà Nội đi ô tô đến thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn gần 200km, sau đó lại đi tàu hết khoảng 1 giờ để ra đảo Quan Lạn chắc chắn sẽ khiến những đoàn du lịch có kèm người già và trẻ em ái ngại. Tuy nhiên, Quan Lạn thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai đang cần một chuyến du lịch Vân Đồn Quan Lạn nghỉ ngơi thực sự, xa lánh những ồn ào náo nhiệt để tìm về nơi hoang sơ, mát dịu trong lành.  

Quan Lạn có 3 bãi tắm chính: Bình Minh, Sơn Hào, Minh Châu và 1 bãi tắm tiên. Đặc điểm quan trọng nhất của các bãi tắm này là cát trắng mịn, sóng nhỏ và nước trong veo, vô cùng sạch. Có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ ngay ngã tư thị trấn Quan Lạn, đây là nơi sầm uất nhất hòn đảo này, đây cũng là điểm trung tâm để di chuyển tới các bãi tắm. Vị trí này cách bãi tắm Minh Châu 15km, cách bãi Sơn Hào 8km và cách bãi Bình Minh 3km.

Phương tiện di chuyển phổ biến của khách du lịch trên đảo vẫn là xe tuk tuk. Mỗi chuyến xe chở khoảng 10 người lao vun vút trên những con đường nhỏ dẫn tới bãi tắm. Những tay lái như những tay đua chuyên nghiệp khiến du khách vừa thích thú vừa hồi hộp với tốc độ cao và những khúc cua bất chợt. Hai bên đường còn vắng những nếp nhà, chỉ chủ yếu là những rặng phi lao, những dải cát trắng tinh phô bày nét ngọc ngà dấu tích của cát bồi từ cái thưở xa xưa tạo nên một phong cảnh thiên nhiên hữu tình và thơ mộng. 

 Quan Lạn nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng giữa Việt Nam với Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philipin... Chạy dọc suốt theo hai bên đảo là những bãi cát dài tới hàng chục kilômét, đây là nguồn nguyên liệu làm thuỷ tinh dường như vô tận của biển cả dành cho con người và là tài nguyên du lịch vô cùng hấp dẫn của vùng. Quan Lạn có rất nhiều loại đặc sản biển quý và ngon như mực, cá chim, cá thu, hải sâm, tôm, sái sùng...


Ngay từ thế kỷ 11, Quan Lạn đã là một trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng, tàu bè ra vào tấp nập. Hiện nay, trên đảo còn có rất nhiều di tích liên quan tới thương cảng đó. Điều này cũng giải thích vì sao giữa chốn biển khơi mênh mông lại có những ngôi chùa to lớn cùng nhiều di chỉ khảo cổ đến vậy. 

Tại đây có ngôi đình Quan Lạn được xây dựng từ thế kỷ 18 tuyệt đẹp, hiện nay vẫn giữ lại gần như nguyên vẹn, các đường nét chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bên cạnh đình là chùa Quan Lạn (Linh Quang tự) thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa còn có tượng cụ Hậu, một người dân địa phương góp nhiều công sức xây dựng chùa. Bức tượng là một bà cụ già Việt Nam tươi tắn, hiền hòa, chất phác đã tạo nên nét độc đáo của chùa. Cạnh chùa Quan Lạn là Miếu Nghè Quan Lạn (miếu Đức Ông) thờ Phạm Công Chính, một người dân địa phương đã tham gia trận Vân Đồn lịch sử chống quân Nguyên và được suy tôn là Vị Thần.

Nếu có dịp, du khách tour du lịch Quan Lạn hãy có một chuyến du lịch thăm đảo Quan Lạn, viếng thăm những ngư dân sống tại đây để tìm hiểu nhiều hơn về vùng đảo rất đẹp đẽ, xinh tươi và vô cùng mến khách này.