Đền Bà Chúa Kho được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm; cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách tour lễ hội 2018 vào ra thắp hương xin lộc; thành tâm cúng bái.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh.
1. Tìm hiểu về di tích Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho thuộc khu phố Cổ Mễ; phường Vũ Ninh; thành phố Bắc Ninh; nằm trên lưng chừng núi Kho và sát con sông Cầu thơ mộng (xưa có tên là Như Nguyệt) đầy ắp những truyền thuyết lịch sử của dân tộc; từ lâu đời đã đi vào tín ngưỡng dân gian và gần đây nổi tiếng là tâm điểm hành hương tâm linh của nhân dân cả nước hướng về để cầu may; sống hướng thiện.
Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau di tích đền Bà Chúa Kho là thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu, cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng.
2. Sự tích đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh
Trong các vị thần linh của tín ngưỡng người Việt, hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà chúa kho có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong Phúc Thần, đó là Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội), và nổi tiếng nhất là Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh.
Bà Chúa Kho là một người phụ nữ có nhan sắc, lại khéo trong việc tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực. Bà là người trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt do vua Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà chính là người đã chiêu dân lập ấp ở các vùng: Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng và giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp để phục vụ cuộc sống.
3. Lễ hội tại Đền và ý nghĩa
Sự tích đền Bà Chúa Kho còn gắn liền với lịch sử triều đại nhà Lý. Sau này bà trở thành hoàng hậu trong triều đại nhà Lý, bà giúp nhà vua trong việc giữ gìn kho lương kinh bang đất nước. Tuy nhiên, bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu giúp dân làng Cô Mễ. Cảm kích tấm lòng bao dung lương thiện của bà, nhà vua đã phong cho bà danh hiệu Phúc Thần. Người dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho tỉnh Bắc Ninh.
Lễ hội đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 14 tháng giêng, đền mang tên Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Chính hội đền Bà Chúa Kho vào ngày 14 tháng Giêng, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng thì dòng người lại đổ về đi lễ đền Bà Chúa Kho nườm nượp.
Trong ngày khai hội đền Bà Chúa Kho có rất nhiều người đến đền cầu tài, cầu lộc. Có người cầu an, cầu lộc, nhưng hầu hết là các tiểu thương và thương gia đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho với mong muốn có một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn thuận lợi, phát đạt… Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền.
Sắm lễ đi đền Bà Chúa Kho gồm những gì ? Trong dịp lễ hội, xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn.