Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Những món ăn đặc trưng của đất Huế mộng mơ

Vốn là vùng đất kinh kì nên ẩm thực xứ Huế rất độc đáo. Người chế biến không chỉ giỏi mà còn tinh tế khi kết hợp các hương vị để tạo ra những món ăn ngon, không thể lẫn với các vùng miền khác. Dưới đây là những món ăn đặc trưng của vùng đất Huế mông mơ.

1. Bún bò Huế

Mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng đều có bún, tuy nhiên bún bò Huế lại mang hương vị rất riêng. Mỗi tô bún sẽ có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Khi dùng bún, người dân địa phương thường cho thêm mắm ruốc vào bát bún và ăn kèm với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ. Bún của Huế rất khác biệt, to hơn sợi bún ở miền Bắc.


Bạn hãy đến Huế để thưởng thức một tô bún đang bốc khói với những sợi bún trắng, những viên mọc, miếng móng giò mềm nhừ và thịt bò. Du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem sẽ thấy vô cùng thích thú khi vừa ăn cay, ngọt và béo của nước dùng vừa cảm nhận độ nóng hổi của tô bún. Chắc chắn bạn sẽ không thể quên được cảm giác tuyệt vời đó.

2. Bánh ram ít

Bánh ram ít được những người phụ nữ Huế kết hợp từ hai loại bánh ram và bánh ít. Khi thưởng thức bánh ram ít, bạn sẽ thấy vừa giòn vừa dẻo, béo nhưng không ngấy.

Phần bánh được làm từ gạo nếp, ở giữa hai phần bánh ram và bánh ít được kẹp tôm nguyên con và thịt ba chỉ băm nhỏ, trộn cùng một chút gia vị cho món bánh thêm đậm đà. Vì được hấp nên phần bánh ra và bánh ít dính vào nhau, nên thực khách có thể dễ dàng thưởng thức.

Khi ăn, người dân địa phương thường chấm bánh với nước mắm chua ngọt, được pha chế bằng công thức đặc biệt, làm “dậy lên” hương vị thơm ngon của món bánh.

3. Chè Huế


Vùng đất cố đô Huế có rất nhiều loại chè khác nhau, thậm chí bạn sẽ chẳng thể thưởng thức hết được tất cả các loại chè. Mỗi loại đều mang hương vị riêng biệt, nhưng đều thơm ngon, níu chân thực khách. Nếu thích vị ngọt bùi, thơm mát, bạn có thể chọn chè hạt sen, chè đậu xanh, còn nếu thích trái cây thì chè xanh dứa, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè bông cau là lựa chọn tuyệt vời.

Trong các món chè của Huế thì chè bắp luôn dành được nhiều lời khen của thực khách. Từng hạt bắp ngọt, bùi, thơm ngon đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người ăn.

Thực khách có thể thưởng thức các món chè đặc trưng của xứ Huế ở chợ Đông Ba, quán chè Hẻm (đường Hùng Vương), quán Mợ Tôn Đích (Công viên Thương Bạc, ngã 3 Đinh Tiên Hoàng – Trần Hưng Đạo) hoặc Cồn Hến.

4. Bánh canh

Bạn có thể thưởng thức bánh canh ở nhiều vùng miền trong cả nước, tuy nhiên, bánh canh Huế có hương vị đặc trưng riêng có. Bánh được nấu bằng bột mì với cá và da heo, hoặc với thịt băm nhỏ vo viên… Công đoạn chế biến khá đơn giản: nước dùng đun sôi trong nồi, bột nhào xong cán thật mỏng quanh một ống nhôm tròn làm thớt, sau đó dùng dao xắt thành từng con nhỏ, rơi vào nồi nước nóng. Khi bột vừa chín tới, người nấu sẽ vớt ra tô, chế nước dùng có thịt heo, cá và hành thái nhỏ, chêm gia vị vào rồi ăn nóng.

Làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang là nơi bán cháo bánh canh truyền thống. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua bánh canh Huế ở Vỹ Dạ, chợ Ðông Ba…

5. Bánh khoái


Nếu một lần đến với Huế, du khách du lịch biển Lăng Cô hãy dừng chân để thưởng thức bánh khoái, tận hưởng hương vị ẩm thực Huế. Bánh khoái được làm bằng bột gạo. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị ngậy của mỡ, mùi thơm của bánh cùng sự cuốn hút của thịt bò nướng, tôn và giá đỗ.

Một phần làm nên sự hấp dẫn của bánh khoái chính là nước lèo. Khi ăn, thực khách sẽ chấm bánh vào nước lèo – thứ nước được chế biến cầu kì, quyết định đến chất lượng của bánh. Ở Huế, bánh khoái Thượng Tứ đã tồn tại 40 năm nay, đã và đang trở thành nét đặc trưng của ẩm thực địa phương.

Những món ăn vặt trên đây đã góp phần tạo nên nét đẹp trong ẩm thực Huế. Bởi vậy, nếu có dịp đến Huế, bạn hãy dành thời gian thưởng thức những món ăn ngon này. Bạn sẽ có một chuyến du lịch trọn vẹn.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Những món quà mang đậm hương vị Nha Trang

Đến với thành phố biển Nha Trang, sau hành trình khám phá, trải nghiệm những địa điểm du lịch, bạn đừng quên lưu giữ lại hương vị nơi đây bằng những món quà đặc sản Nha Trang.

1. Chả cá Nha Trang

Chả cá chính một món ăn đặc sản Nha Trang. Đây là sự kết hợp của các loại cá tươi không xương hoặc ít xương như: cá thu, cá mối, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ,…với những loại gia vị bí truyền. Tất cả đã tạo nên những miếng chả cá thơm ngon, mềm mịn và hơi dai mà không nơi đâu có được.


Chả cá Nha Trang có 2 loại: Hấp hoặc rán. Tùy theo sở thích, du khách du lịch Nha Trang 3 ngày 2 đêm có thể mua 1 trong 2 hoặc cả 2 loại. Nếu ở xa, du khách nên mua chả cá rán, để không bị ôi thiu khi vận chuyển. Còn nếu muốn mua chả cá hấp thì bạn nên bảo quản trong thùng xốp có chứa đá để tránh bị hỏng.

Đặc biệt, khi mua món ăn đặc sản Nha Trang này, du khách nên hỏi thăm người dân hoặc những chủ quán bán bún chả cá để có thể mua được tận xưởng.

2. Yến sào Khánh Hòa

Từ lâu, Yến Khánh Hòa đã nổi tiếng khắp cả nước. Do đó không lạ gì khi du khách chọn đặc sản nổi tiếng này làm quà. Để mua được yến sào ngon chính hiệu, du khách nên đến Đảo Yến (Vịnh Nha Trang, Khánh Hòa). Đặc biệt, tại đây du khách còn được thăm quan, khám phá các loài yến, cách chúng là tổ và nhất là được xem công nhân khai thác tổ yến. Đây là một trải nghiệm thú vị, khách tham quan vừa được khám phá vừa mua được quà ngon.

3. Mực một nắng và mực rim me


Nếu đã nhắc đến những món quà đặc sản khi du lịch Nha Trang thì bạn không thể không kể đến mực một nắng và mực rim me nổi tiếng.

Mực một nắng ở Nha Trang rất ngon, lại to, ngọt và giá cả cũng tương đối rẻ. Nếu biết mặc cả, du khách còn mua được giá rất rẻ với số lượng nhiều. Ngoài mực một nắng, du khách cũng nên mua mực rim me Nha Trang về làm quà. Hương vị chua chua, cay cay lại hơi ngọt ngậy và dai rất thích hợp cho những cuộc trò chuyện lai rai.

Để mua được mực một nắng ngon, du khách hãy đến những làng chài ven biển Đại Lãnh hoặc khu Chợ Đầm.

4. Bong bóng cá

Món quà lạ miệng khi du lịch Nha Trang nên mua này chắc chắn sẽ làm người nhận quà cảm thấy thích thú. Bởi bong bóng cá có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và rất lạ miệng. Điều đặc biệt là món ngon này chỉ có ở Nha Trang.

Thông thường, bong bóng cá thường được lấy từ cá đường, cá lạc, cá chẽm,…bởi chúng sẽ có độ to, mềm, dai và nhiều dinh dưỡng hơn những loại cá khác.

Để bảo quản, người dân Nha Trang thường đem sấy khô hoặc chiên sơ. Vì vậy. khi chế biến, bạn cần ngâm nó trong nước có pha chút rượu trắng và gừng để làm mềm và loại bỏ mùi tanh.

5. Bánh xoài Nha Trang

Thành phố Nha Trang có rất nhiều loại bánh để du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm mua về làm quà. Tuy nhiên, bánh xoài vẫn được nhiều người yêu thích nhất. Loại bánh này được chế biến khá đơn giản.


Người dân địa phương chọn những quả xoài chín, cất lấy nước cốt rồi đem nấu cho đến khi hỗn hợp hơi quánh lại thì tắt bếp. Sau đó, họ trải một miếng nhựa mỏng ra nong, nia to rồi đổ hỗn hợp này lên trên, vừa đổ vừa nhanh tay dàn mỏng. Cuối cùng, bánh xoài được đem phơi nắng cho đến khi không dính tay là được.

Vừa ngon, lại vừa có thể để được lâu mà không cần bất kỳ loại chất bảo quản nào, bánh xoài Nha Trang xứng đáng là đặc sản nên mua khi du lịch Nha Trang.

Nha Trang còn rất nhiều đặc sản Nha Trang để du khách mua làm quà. Trên đây là 5 loại đặc sản ngon và đặc trưng nhất của thành phố này.

Cảm nhận hương vị dân dã của bánh khọt Vũng Tàu

Vũng Tàu từ lâu đã được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình. Bên cạnh phong cảnh hữu tình, Vũng Tàu còn nổi tiếng với ẩm thực. Đặc biệt, khi nhắc đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn không thể không nhắc đến món bánh khọt, một món ăn đặc sản vô cùng bình dị và dân dã nhưng mang đậm hơi thở riêng biệt nơi đây.

Khám phá hương vị độc đáo món ăn dân dã

Người dân địa phương gọi là bánh khọt bởi khi lấy bánh ra khỏi khuôn, người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên, muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”.


Tiềm năng phát triển của du lịch Mũi Né Bình Thuận

Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm từ một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa hay bất cứ một thứ bột nào khác.

Chế biến bánh khọt quan trọng nhất vẫn là ở khâu pha bột, đòi hỏi một bí quyết riêng cũng như sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp, đây chính là công đoạn quyết định đến vị ngon của bánh. Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc, bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng và không ngon. Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.

Đặc biệt, muốn bánh ngon thì bột phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy bột mới không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon.

Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Tôm được cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch rồi để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho những chiếc bánh khọt thơm ngon này. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn.

Đổ bánh khọt như thế nào để được vàng đều, giòn ngon, đó cũng là cả một nghệ thuật lớn, đòi hỏi sự khéo léo từ đôi bàn tay của người đầu bếp. Bánh khọt được đổ trong những chiếc mâm bằng nhôm hoặc bằng inox, bên trên bề mặt khuôn được tạo hình lõm nhỏ bằng chiếc bánh.

Trước khi đổ bánh, người đầu bếp đặt khuôn lên bếp cho nóng, sau đó dùng mỡ heo thoa đều lên các khuôn, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp lại chờ đến lúc bánh chín.

Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Khi ăn bánh khọt Vũng Tàu, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi.

Bạn gắp một cái bánh khọt cho vào một lá cải bẹ xanh to, cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm, sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận hết những gia vị tuy rất dân dã nhưng cực ngon.


Những ấn tượng sâu sắc của tour du lịch miền Tây giá rẻ

Thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… thoáng một cái bạn đã ăn hết cả chục chiếc bánh.

Mùi vị của bánh khọt ở điểm du lịch Vũng Tàu vô cùng đặc trưng, vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện cùng cảm giác béo ngậy của mỡ và vị thơm của hành tất cả tạo nên một món ăn khiến bạn không thể nào quên.

Ẩn chứa sâu bên trong những chiếc bánh khọt giản dị đó là cả một nghệ thuật và tinh tế không dễ diễn đạt bằng lời. Có thể nó nằm trong cách pha chế bột cực kỳ khéo léo, hoặc chứa đựng ở nhân bánh được chế biến từ hải sản tươi ngon rất sẵn của biển Vũng Tàu. Cũng có thể hương vị đặc biệt ấy nằm ở món nước chấm đậm đà được pha chế từ nước mắm chính hiệu của địa phương.

Một buổi chiều lộng gió, được ngồi bên đĩa bánh khọt nóng hổi, thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn vừa ngắm cảnh đẹp của thành phố biển khi chiều về thì không còn gì bằng. Và nếu một lần đặt chân đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn đừng quên thưởng thức món bánh khọt bình dị ngon nức tiếng, vị bánh dân dã, đậm nghĩa, đậm tình của con người mảnh đất này.