Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Chùa Xiêm Cán - Nét tiêu biểu của kiến trúc Khmer

Mặc dù chưa phải là ngôi chùa cổ nhất, nhưng có thể nói, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được du khách du lịch sông nước miền Tây liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ.

Cách TP Bạc Liêu trên 10km về phía Đông, Chùa Xiêm Cán được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 và là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và đẹp nhất ở Nam Bộ. Chùa là một quần thể kiến trúc mang đậm sắc thái Khmer, gồm nhiều công trình khác nhau như chính điện, sa-la, tăng phòng, am, tháp cốt... được bố trí khá hài hòa.


Ngôi chùa thu hút sự chú ý của du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ ngay từ cổng vào rất to, với tường bao quanh có nhiều hình ảnh về văn hóa, lịch sử của người Khmer. Chính điện tọa lạc tại trung tâm khuôn viên chùa, trên nền gạch cao 1,5m với ba bậc cấp cùng một hành lang bao quanh. Trên mỗi đỉnh góc mái đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại.

Trong chính điện có hai hàng cột to cao nâng mái. Bàn thờ chính trang trí nhiều hoa văn, họa tiết điêu khắc phong phú, phức tạp. Trên bệ có nhiều tượng Phật, một tượng Phật Thích Ca to lớn hơn hết ở giữa. Vách, trần, cột chùa đều được trang trí phù điêu, bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc.

Mái chùa cấu trúc ba lớp so le chồng lên, hình tháp. Trên các bờ dãy giáp mi của các nếp mái đắp các tượng rồng Khmer, đầu rồng dạng kép nằm ngay các góc đao của mái, thân rồng nằm xoãi dài theo bờ dãy với hàng vi lưng tỉa rõ, uốn cong ngược lên như những ngọn lửa. Sự kết hợp giữa đầu, thân và đuôi rồng tạo nên hình ảnh những chiếc ghe ngo.


Đối với dân tộc Khơ-me, tính cộng đồng rất cao. Ngôi chùa vừa là nơi thiêng liêng nhưng rất gần gũi. Nơi đây như là mái nhà chung, đùm bọc và che chở họ. Dù cuộc sống còn không ít những lo toan nhưng dân tộc Khơ–me rất mộ đạo. Không chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, họ còn cố gắng xây dựng cho những ngôi chùa ngày càng to lớn và đẹp đẽ hơn.

Ngoài là địa điểm chính thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh..., là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống...

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Vẻ nguyên sơ thanh bình của đảo Ngọc Phú Quốc

Phú Quốc  còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Chuyên trang du lịch của nhật báo hàng đầu Italia La Repubblica đã ví Phú Quốc như “thiên đường thu nhỏ”. Phú Quốc có những bãi cát trắng trải dài bao quanh làn nước xanh biếc, là điểm dừng chân phù hợp với những ai yêu thích vẻ đẹp thanh bình, tĩnh lặng của một bãi biển nguyên sơ.


Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bàng và hòn Thầy Bói,… là những nơi lý tưởng cho du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại..

Phú Quốc có thị trấn Dương Đông,  nằm về phía tây đảo, là một cảnh đẹp, cụ Đông Hồ đã từng viết: “Người du khách mới đến Dương Đông cảm được cái đẹp nhất là cảnh ở cửa nầy. Một bên là bãi cát trắng, bóng dương tha thướt, một bên là ghềnh đá những đồi con, chắn ngang vàm sông, hình gồ ghề kỳ kỳ, quái quái. Khi mặt trời xuống, trèo lên ghềnh mà trông cửa biển chiều hôm, nước mây man mác, bên kia bóng dương bãng lãng, bên nầy chiếc thuyền trong vàm sông xuôi ra, cánh buồm trắng phất qua ghềnh đá biếc, mũi rẽ nước, thì đẹp biết chừng nào!”.

Thật khó tìm cái nhất ở Phú Quốc – hòn đảo hình trái tim này. Bởi vì cái gì cũng… nhất… Bãi Dài, cát trắng lung linh, Dinh Cậu với sự linh thiêng thấm đẫm truyền thuyết, rồi thiên đường bãi Sao. bãi Ông Lăng, hang Rơi, bãi Dài, suối Tranh… tất cả đều đẹp, tất cả đều góp phần tạo nên danh tiếng cho hòn đảo nổi tiếng này…


Không chỉ thế, đến với Phú Quốc du khách du lịch Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm còn có thể những đặc sản nổi danh như còi Biên Mai, rượu Sim, nước mắm Phú Quốc, bánh tét Mật Cật, gỏi cá Trích…

Một ngày lang thang trên đảo, tất cả mệt nhọc lo toan dường như đều biến mất.. để rồi khi phải rời xa nơi đây trong lòng du khách sẽ có những kỷ niệm khó quên và mong sớm ngày có dịp quay lại với thiên đường thu nhỏ này.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Tới Hạ Long không thể bỏ qua cá ba gai nướng

Tới Hạ Long (Quảng Ninh), nhắc tới cá ba gai, thực khách nhớ ngay tới đặc sản biển với món lẩu ba gai nấu chuối xanh hoặc hoa chuối ngon khó quên.

Nhưng những đầu bếp khéo tay có thể chế biến món cá ba gai nướng như một khúc biến lạ, ngon khó quên của món cá này.


Thuộc họ cá da trơn, cá ba gai là giống cá khá phổ biến ở vùng biển Quảng Ninh, có 3 gai nhọn trên thân. Cá ba gai ngon nhất là vào thời điểm cuối tháng 11 tới tháng 3, tháng 4 năm sau. Ba gai là loại cá ngon, thịt trắng, mang lại cho thực khách du lịch Hạ Long Cát Bà cảm nhận khó quên về vị ngọt, ngậy, thơm, đặc biệt là khi nướng.

Theo anh Hà Văn Đoàn, đầu bếp có kinh nghiệm chế biến món cá ba gai của quán Biển 14 (đường bao biển Cột 5, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) thì khác với món lẩu, để làm món cá ba gai nướng ngon tương đối cầu kỳ. Trước hết, cá ba gai chọn làm món nướng phải là những con to vừa phải, tầm 7-8 con/kg, là loại cá cân đối giữa tỷ lệ thịt và đầu. Không chọn cá to quá vì sẽ nhiều đầu, còn nhỏ quá thì thịt bở.

Cá ba gai vốn rất tanh. Do đó, cá sau khi mổ bụng rửa sạch nhớt, để ráo nước, rồi khứa chéo bên hông. Khâu quan trọng không kém là ướp cá với mắm tôm, giềng, mẻ rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Thao tác này rất quan trọng không những giúp cá ba gai ngấm đều và sâu gia vị mà còn khử mùi tanh, giúp cá đanh, rắn thịt. “Cầu kỳ hơn, đầu bếp có thể xào qua gia vị trên với hành tỏi rồi đem ướp với cá ba gai được rán nhanh bằng cách thả vào chảo mỡ sôi già. Đây là cách để cá ba gai bớt tanh, lại ngấm gia vị mà lại dễ nướng chín sau đó” - anh Đoàn chia sẻ.


Cá ba gai sau khi ướp kỹ được đặt lên nướng trên than hoa, dở đều cho tới khi cá chín vàng suộm, da săn, thân hơi nứt lộ thớ thịt trắng, thơm nức mũi là chín. Cá ba gai ăn kèm với các loại gia vị, rau như giềng, khế chua, các loại rau sống, chấm với tương bần nêm thêm ớt.

Cá ba gai nướng ăn nóng cho thấy hết vị ngon. Vị thơm, ngọt của thịt cá kèm với vị chua của khế, cay của ớt sẽ khiến cho thực khách khó mà quên. Mỗi khi tiết trời se lạnh hoặc mưa, du khách tour Quan Lạn 2 ngày 1 đêm ngồi thưởng thức từng con cá ba gai nướng thơm nức, vàng ruộm, nhâm nhi ly rượu thì thật tuyệt vời.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Lẩu cháo gà ức - Món ăn lạ miệng của ẩm thực miền Tây

Món lẩu cháo nóng hổi thơm mùi đậu xanh với thịt gà ác băm cả xương sần sật, sẵn sàng làm nao lòng bất cứ ai ghé đến miền Tây. 

Vùng sông nước miền Tây nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản lạ miệng. Du khách du lịch hè 2018 đến thăm nơi này sẽ không thể quên nồi lẩu cá kèo, tô cháo cá lóc rau đắng hay đĩa bánh hỏi bò đun thơm phức. Lẩu cháo gà ác cũng là một trong những đặc sản khó quên của miền sông nước này.


Đúng như tên gọi, thành phần chính của món lẩu là thịt gà ác. Nguyên liệu này cho vào lẩu cháo không được để nguyên con mà phải băm nhuyễn cả xương. Chính vì vậy, đầu bếp phải chọn những con gà ác còn nhỏ và mềm thịt. Phần thịt gà sau khi băm sẽ được tẩm ướp gia vị đậm đà rồi để trên đĩa, chờ đến khi thực khách chuẩn bị ngồi xuống chỗ mới cho vào nổi lẩu.

Ngoài gà ác, gạo và nước nấu cháo cũng không kém phần quan trọng. Gạo sẽ được ninh thật kĩ đến khi bung ra, nhừ và thơm phức. Gạo thường được nấu cùng nước gà để món lẩu có vị ngọt đậm đà. Ở nhiều nơi đầu bếp còn cho đậu xanh vào nấu cùng để món ăn thêm ngọt bùi. Ngoài ra, để có được nồi cháo vừa miệng, hành lá, tiêu đen,... cũng là những thành phần không thể thiếu.

Khi các nguyên liệu chính đã được chuẩn bị xong, một bếp lửa nhỏ sẽ được đặt giữa bàn, để nồi lẩu cháo lên trên. Sau đấy, thực khách du lịch miền Tây sông nước tự cho phần gà ác băm nhuyễn vào nồi. Tùy theo đầu bếp hoặc thực khách mà nồi lẩu sẽ có thêm trứng cút hoặc trứng vịt lộn.


Đến khi nồi cháo sôi là thực khách  đã có thể múc ra bát để thưởng thức. Cách ăn đúng nhất là cho rau vào đáy bát rồi múc cháo lên trên. Những loại rau quen thuộc như rau muống, cải xoong, ngải cứu non,... đều có thể ăn kèm với lẩu cháo gà ác. Chỉ với một thìa cháo, thực khách đã có thể cảm nhận vị ngọt bùi của đậu xanh, đậm đà của thịt gà ác sần sật vì lẫn xương cùng vị ngậy của trứng cút hoặc vịt lộn.

Món lẩu cháo gà ác hấp dẫn rất thích hợp cho những du khách đến với miền Tây trong một ngày mát mẻ.