Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Thưởng thức nem ram tôm giòn rụm của Bình Định

Được làm từ những con tôm đất tươi, rán vàng ruộm, nên khi ăn nem ram bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, giòn tan trong miệng.

Nem ram tôm là một trong những món hấp dẫn thực khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên khi đến Bình Định. Với cách chế biến nhìn qua giống như gói nem của người miền Bắc, nhưng miếng nem tôm ở đây nhỏ hơn, chỉ bằng ngón tay út, bên trong không quá nhiều nhân, cộng thêm hương vị khác biệt, giòn tan.


Để làm món tôm ram nem, người ta phải chọn những con tôm đất còn tươi được nhặt sạch đầu đuôi, tẩm ướp gia vị cho ngấm rồi quết nhuyễn cùng thịt ba chỉ bằng cối đá. Mộc nhĩ cũng được ngâm cho nở rồi xắt thành những sợi nhỏ trộn đều cùng tôm, thịt và hành băm nhỏ, nước mắm, đường, thêm chút hạt tiêu cho dậy vị. Ngoài ra người chế biến còn trộn cùng một ít bì lợn xắt sợi nhỏ để khi làm nem có độ dẻo dính nhưng vẫn dai.

Nghe thì đơn giản như vậy nhưng cách chế biến mới là khâu quan trọng, làm sao để nem giòn rụm mà vẫn giữ được vị tôm đặc trưng.

Khâu gói cũng tỉ mẩn không kém, người làm phải gói vừa tay, không bị lỏng cũng không quá chặt khiến lúc rán có thể bị vỡ. Cho những miếng nem vào trong chảo dầu đã sôi, để lửa nhỏ liu riu cho nem chín đều bên trong và chuyển sang màu vàng ruộm, tỏa mùi thơm nức.

Nem được ăn kèm với rau thơm, chấm nước mắm pha chua, cay, ngọt đậm đà, đủ vị. Chấm ngập chiếc nem vào thứ nước sóng sánh, du khách tour Quy Nhơn Phú Yên cảm nhận vị tôm giòn tan vỡ vụn trong miệng, mùi thơm quyện lẫn mộc nhĩ lan tỏa, ăn hoài không biết chán. Chỉ nhìn vào đĩa nem được bày ra cũng đủ thấy chất “sành điệu”, kỹ càng trong cách ăn uống của người đất võ.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Những món ngon nức tiếng đất Cảng

Bánh đa cua, lẩu cua đồng, bánh cuốn, bánh mì que… đã trở thành những món ăn hấp dẫn với cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách.

Tại mảnh đất cảng thân thuộc, có rất nhiều món ăn không chỉ được người dân nơi đây ưa chuộng mà còn nổi tiếng nhiều vùng miền, làm nên niềm tự hào cho người dân thành phố hoa phượng đỏ. Dưới đây là các món ngon Hải Phòng mà những thực khách du lịch Tuần Châu Cát Bà không thể không một lần nếm thử khi có cơ hội đến nơi đây.

Bánh đa cua


Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất cảng. Mỗi bát bánh đa là sự tổng hòa các màu sắc phong phú màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.

Bánh đa cua muốn ngon phải dùng chính bánh đa đặc sản của làng Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng) nổi tiếng dẻo dai, ngâm nước lâu cũng không nát. Tương ớt ăn kèm tuy chỉ là yếu tố phụ cũng là loại đặc biệt, được chế biến theo một vài cách thức gia truyền.

Người Hải Phòng ăn bánh đa cua vào tất cả các bữa. Món ăn ngày nay đã nức tiếng khắp nơi, trở thành niềm tự hào của người dân đất Cảng, giống như phở của người Hà Nội hay bún bò đậm đà xứ Huế.

Bánh mì que

Bánh mì que hay còn gọi là bánh mì cay là chiếc bánh nổi tiếng của ẩm thực Hải Phòng. Hình dạng bánh thuôn dài, nhỏ chỉ độ 1/3 hay 1/5 chiếc bánh mì thông thường nhưng nổi tiếng với vị giòn ngon độc đáo. Bánh mì que đúng kiểu thường ăn với pate gan và rau thơm thái nhỏ, không thể thiếu tương ớt “chíu trương” – thứ làm nên vị cay đặc trưng của bánh mì Hải Phòng.

Bánh cuốn


Đây là món đặc sản nổi tiếng tại Hải Phòng, thực khách sẽ dễ dàng tìm được các quán thơm ngon đặc trưng vào buổi sáng. Bánh ngon là phải được tráng mỏng, rắc ruốc và hành khô lên, khi ăn sẽ ăn kèm với nước chấm mắm ninh xương, có thể thêm dấm ớt. Ngoài ra nếu thực khách tour đi Cát Bà không thích ăn kiểu bánh chay, có thể thêm nhân thịt cho hương vị thêm đậm đà, ăn kèm chả hoặc chả viên làm từ thịt nạc.

Bún tôm

Bún tôm cũng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng, có nguyên liệu chủ đạo là bún và hải sản (thông thường là tôm). Bún phải là loại bún sợi to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn non, chân giò. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá. Tuy mỗi nơi có cách biến tấu khác nhau nhưng nguyên liệu nhất thiết phải có một vài món xuất xứ từ vùng biển Hải Phòng thì mới được coi là bún tôm chuẩn.

Nem cua bể


Đây cũng là một trong những món đặc sản hấp dẫn của Hải Phòng với hương vị không lẫn với nơi nào khác. Ngoài những nguyên liệu thông thường của món nem miền Bắc, nem cua bể có thêm sự có mặt của thịt cua bể, cũng là một trong những đặc sản của vùng biển quê hương.

Chiếc bánh đa nem tuy giản đơn nhưng cũng phải là loại bánh tráng sản xuất theo phương pháp truyền thống địa phương, gói bọc nhân nem rồi gấp thành miếng vuông vức đẹp mắt, khi chiên lên vẫn còn nguyên hương vị đặc trưng của cua bể. Nem có thể chấm với nước chấm hoặc ăn kèm bún và rau sống.

Lẩu cua đồng

Cua đồng tuy không phải là đặc sản vùng biển nhưng lẩu cua đồng chế biến theo kiểu Hải Phòng vẫn có những đặc trưng không thể trộn lẫn với nhiều nơi khác. Nước dùng lẩu cua Hải Phòng rất đậm đà và nhiều gạch, ăn kèm với bánh đa đỏ và chả cá biển đều là “chính hãng” đất cảng. Ngoài vị ngon, lẩu cua Hải Phòng còn khá rẻ so với món tương tự ở Hà Nội hay một vài nơi khác.

Vị ngon trứ danh của sò huyết đầm Ô Loan

Về miền đất Phú Yên có hai món du khách nhất định không thể bỏ qua là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết đầm Ô Loan. Trong đó, món sò huyết ở đây hiếm chỗ nào có thể sánh bằng. 

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất này có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu… nhưng điều làm nên thương hiệu ở đây chính là sò huyết. Sò huyết đầm Ô Loan có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà. Danh tiếng của món này không chỉ gói gọn riêng đất Phú Yên, mà nhiều du khách tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên từ tỉnh khác hay nước ngoài khi ghé đến cũng đều tìm sò huyết để thử qua.


Sò huyết đầm Ô Loan to hơn nhiều so với nơi khác, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm, nấu cháo…

Để thưởng thức đủ vị ngon trứ danh của món này, bạn nhất định phải tìm đến đúng nơi để mua sò. Sò khi đó vừa được bắt lên, đem đi rửa sạch, chà lớp vỏ bên ngoài để không bị đóng cát, cặn. Tiếp đó tùy theo món mà chế biến hợp lý, nhưng nhiều người dân Phú Yên thường chọn rang muối ớt do vừa giữ được con sò nguyên vẹn, vừa có vị đậm đà dễ ăn.

Đặt chảo muối ớt lên bếp vặn lửa, đổ khoảng 20-30 con sò vào rang. Đảo liền tay cho đến khi muối khô lại, bám vào những con sò huyết và chúng cũng há miệng ra dần. Lúc này, người chế biến chỉ việc bắc chảo xuống, cho sò huyết vào đĩa và đem ra phục vụ khách.


Du khách tour du lịch Phú Yên có thể thưởng thức món này ở các quán ven đường thuộc tỉnh Phú Yên hoặc đi về phía Bắc đầm Ô Loan, có khu ẩm thực cầu An Hải với nhiều kiểu nhà hàng nổi trên mặt nước. Giá một đĩa sò huyết vào khoảng 20.000-30.000 đồng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử theo thuyền câu của ngư phủ ra chơi đầm khi màn đêm buông xuống. Sò huyết có thể được bắt và nướng ngay trên thuyền. Khi đó, bạn có thể vừa ăn sò huyết, vừa có thể nói đủ thứ chuyện và ngắm trời mây non nước, cảm giác thật sự rất thi vị.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Tận hưởng nét hoang sơ mát dịu trong lành của bãi biển Quan Lạn

Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, như bức tường thành ngăn sóng gió từ biển khơi bảo vệ cho cư dân.

Đảo Quan Lạn thuộc tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ, toàn đảo có diện tích 11 km2, trên đó cư dân sống trong 8 thôn làng. Đảo Quan Lạn trải dài theo hướng đông tây, từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót với những ngọn núi cao phía đông, tạo nên như bức tường thành ngăn sóng gió từ biển khơi bảo vệ cho cư dân.


Từ Hà Nội đi ô tô đến thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn gần 200km, sau đó lại đi tàu hết khoảng 1 giờ để ra đảo Quan Lạn chắc chắn sẽ khiến những đoàn du lịch có kèm người già và trẻ em ái ngại. Tuy nhiên, Quan Lạn thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai đang cần một chuyến du lịch Vân Đồn Quan Lạn nghỉ ngơi thực sự, xa lánh những ồn ào náo nhiệt để tìm về nơi hoang sơ, mát dịu trong lành.  

Quan Lạn có 3 bãi tắm chính: Bình Minh, Sơn Hào, Minh Châu và 1 bãi tắm tiên. Đặc điểm quan trọng nhất của các bãi tắm này là cát trắng mịn, sóng nhỏ và nước trong veo, vô cùng sạch. Có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ ngay ngã tư thị trấn Quan Lạn, đây là nơi sầm uất nhất hòn đảo này, đây cũng là điểm trung tâm để di chuyển tới các bãi tắm. Vị trí này cách bãi tắm Minh Châu 15km, cách bãi Sơn Hào 8km và cách bãi Bình Minh 3km.

Phương tiện di chuyển phổ biến của khách du lịch trên đảo vẫn là xe tuk tuk. Mỗi chuyến xe chở khoảng 10 người lao vun vút trên những con đường nhỏ dẫn tới bãi tắm. Những tay lái như những tay đua chuyên nghiệp khiến du khách vừa thích thú vừa hồi hộp với tốc độ cao và những khúc cua bất chợt. Hai bên đường còn vắng những nếp nhà, chỉ chủ yếu là những rặng phi lao, những dải cát trắng tinh phô bày nét ngọc ngà dấu tích của cát bồi từ cái thưở xa xưa tạo nên một phong cảnh thiên nhiên hữu tình và thơ mộng. 

 Quan Lạn nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng giữa Việt Nam với Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philipin... Chạy dọc suốt theo hai bên đảo là những bãi cát dài tới hàng chục kilômét, đây là nguồn nguyên liệu làm thuỷ tinh dường như vô tận của biển cả dành cho con người và là tài nguyên du lịch vô cùng hấp dẫn của vùng. Quan Lạn có rất nhiều loại đặc sản biển quý và ngon như mực, cá chim, cá thu, hải sâm, tôm, sái sùng...


Ngay từ thế kỷ 11, Quan Lạn đã là một trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng, tàu bè ra vào tấp nập. Hiện nay, trên đảo còn có rất nhiều di tích liên quan tới thương cảng đó. Điều này cũng giải thích vì sao giữa chốn biển khơi mênh mông lại có những ngôi chùa to lớn cùng nhiều di chỉ khảo cổ đến vậy. 

Tại đây có ngôi đình Quan Lạn được xây dựng từ thế kỷ 18 tuyệt đẹp, hiện nay vẫn giữ lại gần như nguyên vẹn, các đường nét chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bên cạnh đình là chùa Quan Lạn (Linh Quang tự) thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa còn có tượng cụ Hậu, một người dân địa phương góp nhiều công sức xây dựng chùa. Bức tượng là một bà cụ già Việt Nam tươi tắn, hiền hòa, chất phác đã tạo nên nét độc đáo của chùa. Cạnh chùa Quan Lạn là Miếu Nghè Quan Lạn (miếu Đức Ông) thờ Phạm Công Chính, một người dân địa phương đã tham gia trận Vân Đồn lịch sử chống quân Nguyên và được suy tôn là Vị Thần.

Nếu có dịp, du khách tour du lịch Quan Lạn hãy có một chuyến du lịch thăm đảo Quan Lạn, viếng thăm những ngư dân sống tại đây để tìm hiểu nhiều hơn về vùng đảo rất đẹp đẽ, xinh tươi và vô cùng mến khách này.